Đồng chí Bùi Văn Khánh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận hội thảo.
(HBĐT) - Ngày 2/8,UBND tỉnh đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Đề án “ Tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng phấn đấu đưa tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước” và Đề án “Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020”. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội thảo.
Dự thảo Đề án "Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phấn đấu đưa kinh tế của tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước" đánh giá: Giai đoạn 2011-2015, dù kinh tế của tinh có chuyển biến tích cực. Song chất lượng tăng trưởng của nhiều ngành và nhiều sản phẩm của tỉnh còn thấp chưa bảo đảm tính bền vững.
Các dự án phát triển công nghệ chủ yếu là công nghệp gia công. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém. Nguồn nhân lực chất lượng thấp. Năng lực cạnh tranh chưa được cải thiện nhiều. Hòa Bình có mức độ phát triển thấp nhất so với các tỉnh vùng thủ đô, tốc độ tăng trưởng GRDP đứng thứ 10; GRDP bình quân đầu người thứ 8/10 tỉnh trong vùng. So với cả nước đứng thứ 38/63 về tốc độ tăng trưởng và 40/63 về GRDP bình quân đầu người. Tỷ lệ hộ nghèo cao nhất vùng thủ đô, đứng thứ 11 so với cả nước...
Trên cơ sở đó, đề án đưa ra mục tiêu giải pháp cơ cấu tại nền kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Theo đó, phấn đầu tốc độ tăng trưởng đạt 8,5- 9%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bằng 35% GRDP. Thu ngân sách Nhà nước tăng 17%/năm. Đến năm 2020, thu nhập bình quân đạt 60-65 triệu đồng. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng; dịch vụ; nông nghiệp lần lượt là: 57,8%; 26,4% và 15,8%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 3,5 lần. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55-60%. Số doanh nghiệp, HTX hoạt động hiệu quả tăng gấp 2 lần so với năm 2015…
Đề án đưa ra những giải pháp cụ thể tái cơ cấu ngành lĩnh vực như nông, lâm nghiệp, thủy sản; tái cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; lĩnh vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ; ưu tiên phát triển vùng động lực làm động lực đầu tàu cho sự phát triển kinh tế của tỉnh; phát triển ổn định ngoài vùng động lực; thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp Nhà nước; coi trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; hoàn thiện thể chế, trọng tâm là cải cách hành chính…
Dự thảo Đề án "Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020" đánh giá thực trạng môi trường đầu tư kinh doanh, công tác thu hút đầu tư và chỉ số năng lực canh tranh của tỉnh giai đoạn 2011-2015 (chỉ số PCI năm 2015 đứng thứ 46/63 tỉnh thành phố), đặt mục tiêu đến năm 2020 duy trì thứ bậc PCI của tỉnh ở mức khá, xếp hạng từ 30-40/63 tỉnh, thành phố; giải phóng mặt bằng 50% diện tích đất tại các KCN, rút ngắn thời gian và tạo điều kiện thuận lợi giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai; thực hiện các nhóm giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch; về đầu tư hạ tầng; nhóm giải pháp về đất đai; phát triển nguồn nhân lực; điều hành kinh tế và cải cách hành chính; hoàn thiện thiết chế, phòng chống tham nhũng; các biện pháp tái cơ cấu kinh tế và quản lý thị trường và nhóm giải pháp thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp.
Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến của các chuyên gia, các sở, ngành và địa phương tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đến việc đánh giá thực trạng yếu kém và đề xuất những giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu của các đề án nhất là trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh giữa các tỉnh, thành phố.
Tổng hợp các ý kiến, phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho cơ quan soạn tiếp thu, tổng hợp các ý kiến, hoàn thiện nội dung của các đề án, đánh giá thực chất những yếu kém, đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể sát thực, giải quyết những vướng mắc về hạ tầng, huy động các nguồn lực, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp nhà đầu tư, những vấn đề cụ thể về cán bộ công chức, đối với đề án cải thiện môi trường kinh doanh cần được xây dựng trên cơ sở Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 làm căn cứ để trình UBND tỉnh phê duyệt để các sở, ngành, địa phương xây dựng các kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020.
Lê Chung
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, thu hút đầu tư trên địa bàn đã có bước tiến triển nhưng chưa thực sự tương xứng với kỳ vọng và tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Thực trạng đó đòi hỏi các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) để tạo điều kiện thuận lợi và môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
(HBĐT) - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Minh (Kỳ Sơn) Nguyễn Trung Dũng cho biết: Từ một xã xuất phát điểm thấp, những năm gần đây, Phú Minh vươn lên mạnh mẽ, câu chuyện đủ ăn chỉ là kỷ niệm. Người Phú Minh giờ lo nâng cao thu nhập. Xã có diện tích tự nhiên trên 2100 ha, 90% dân số sống bằng nông, lâm nghiệp. Tiềm năng đất đai, lao động đang đem lại thay đổi lớn trong cuộc sống người dân. Xã luôn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất hàng năm. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt từ 650-660 ha.
(HBĐT) - Năm 2016, Sở GTVT được giao làm chủ đầu tư 8 công trình xây dựng cơ bản (gồm 4 công trình chuyển tiếp, 4 công trình mới) và 27 công trình sửa chữa đường bộ. Các công trình có tổng nguồn vốn dự kiến 86,866 tỉ đồng, trong đó, nguồn vốn quỹ bảo trì đường bộ T.ư 8 công trình với tổng kinh phí dự kiến 50,67 tỷ đồng, vốn sự nghiệp giao thông 11 công trình với tổng kinh phí dự kiến 14,196 tỷ đồng, vốn quỹ bảo trì đường bộ tỉnh 8 công trình với tổng kinh phí dự kiến 22 tỷ đồng.
(HBĐT) - Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Lương Sơn vừa tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
(HBĐT) - Sáng 29/7, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và biểu dương tập thể cá nhân điển hình tiên tiến năm 2016.
(HBĐT) - Trong những năm qua, huyện Đà Bắc dành hàng chục tỷ đồng đầu tư vào giao thông nông thôn. Năm 2015, nhiều tuyến đường mới hoàn thành đã góp phần giúp người dân từng bước phát triển kinh tế, đưa bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi.