Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình ông Bùi Văn Thiến, xóm Bãi Thoáng, xã Yên Thượng đầu tư vào chăn nuôi trâu.
(HBĐT) - Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ qua kênh NHCSXH đã đồng hành cùng hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Thượng (Cao Phong) xoá đói - giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Là xã vùng cao kinh tế chậm phát triển, khó khăn nhất huyện, diện tích đất tự nhiên rộng nhưng đất sản xuất nông nghiệp ít do địa hình nhiều núi cao, giao thông cách trở. Xã có trên 90% dân số là dân tộc Mường, mật độ dân cư phân bố không đồng đều, trình độ dân trí thấp, hạ tầng cơ sở thiếu thốn, khí hậu khắc nghiệt. Mức sống của người dân còn thấp, thu nhập mới đạt trên 12 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo cao trên 61%. Do vậy, việc đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với người dân đã khó, để nguồn vốn phát huy hiệu quả lại càng khó hơn. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhiều năm nay, người dân đã tiếp cận các nguồn vốn vay, trong đó, nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH là động lực để phát triển sản xuất, đẩy lùi đói nghèo.
Chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Thiến ở xóm Bãi Thoáng, xã Yên Thượng. Đây là hộ nghèo lâu năm của xã gặp khó khăn vì không có vốn phát triển kinh tế. Được tiếp cận vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo của NHCSXH với số tiền 15 triệu đồng, gia đình ông đầu tư nuôi trâu. Từ 1 con trâu đến nay phát triển lên 3 con. Với bản tính cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm trong chăn nuôi, đàn trâu của gia đình ông phát triển rất tốt. Hàng tháng, gia đình ông đều trả lãi đúng hạn, không có nợ tồn, ông mong muốn khi đến hạn trả gốc sẽ được vay lại với số tiền nhiều hơn đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt để sớm thoát nghèo và ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã.
ông Bùi Văn Đạt, Chủ tịch UBND xã Yên Thượng cho biết: Trong những năm qua, vốn tín dụng ưu đãi đã khẳng định là công cụ đắc lực của Đảng và Nhà nước trong triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và có đóng góp tích cực trong phát triển KT-XH trên địa bàn. Các chương trình tín dụng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và đối tượng chính sách, từ đó, họ có cơ hội vươn lên tự thay đổi cuộc sống của mình. Để người dân phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, các cấp ủy, chính quyền đã định hướng người dân trồng cây gì, nuôi con gì và vận động nhân dân áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Xã vận động bà con, nhất là các hộ nghèo tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hoá, trồng mía trắng, trồng các loại cây ăn quả có múi. Hiện xã thực hiện 9 chương trình tín dụng chính sách với hơn 300 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, tổng dư nợ trên 12 tỷ đồng với 13 tổ TK&VV, trong đó, chương trình tín dụng hộ nghèo, cận nghèo chiếm trên 80%. Nhìn chung, bà con đã biết phát huy hiệu quả nguồn vốn, khai thác thế mạnh của xã và đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập ổn định, cải thiện đời sống.
Hải Linh
(HBĐT) - Theo chi nhánh NHNN tỉnh, tính đến cuối tháng 7, tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đạt 16.100 tỷ đồng, tăng 9% so với cuối năm 2015. Trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 10.529 tỷ đồng, tăng 14,2%.
(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi về công tác giải quyết việc làm của tỉnh, đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Năm 2016, chỉ tiêu giải quyết việc làm được HĐND tỉnh giao 16.150 lao động, trong đó, xuất khẩu lao động 350 người, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ở mức dưới 3,3%. Cơ cấu lao động nông- lâm nghiệp, thủy sản 66,8%, công nghiệp - xây dựng 12,3%. Từ đầu năm đến nay, công tác giải quyết việc làm có nhiều tín hiệu khả quan, chắc chắn sẽ vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
(HBĐT) - Trong vòng 4 ngày đầu tuần tháng 7/2016, tại các xóm Bãi Sang, Phúc, Gò Mu của xã Phúc Sạn (Mai Châu) xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, khoảng 1,082 tấn, chủ yếu là cá có giá trị cao như chiên, bỗng và trắm, tổng giá trị thiệt hại trên 360 triệu đồng. Chi cục Thủy sản đã tổ chức lấy mẫu nước và mẫu cá chiên, bỗng, trắm cỏ và cá rô phi nuôi lồng tại xã Phúc Sạn gửi về Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc để phân tích, kiểm tra.
(HBĐT) - Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh trong tháng 7 ổn định, nguồn cung hàng hóa phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,24% so với tháng trước. Cụ thể có 5/11 nhóm hàng chỉ số giá tăng từ 0,05 - 1,31%, 6/11 nhóm hàng giữ ổn định. Nhóm có chỉ số giá tăng gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhà ở - điện nước - chất đốt - vật liệu xây dựng, thiết bị đồ dùng gia đình, giao thông, hàng hóa và dịch vụ khác.
(HBĐT) - Theo số liệu của UBND TP Hòa Bình, trong tháng 7, vốn đầu tư phát triển của thành phố ước đạt 190 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2015 tăng 18,6%. Chia ra, nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 18,1 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2015 tăng 26,57 %, trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện 15,9 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2015 tăng 12,7%. ước tính nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện 172,39 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2015 tăng 17,9%.
(HBĐT) - Trồng ngô và trồng cỏ nuôi đại gia súc; tập trung phát triển trồng rừng, không để đất hoang; phấn đấu hoàn thiện đạt chuẩn các tiêu chí về văn hóa và nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng. Đó là 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm hàng đầu được Đảng bộ, nhân dân xã Hào Lý (Đà Bắc) tập trung thực hiện để đưa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đi vào đời sống.