(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012- 2015, UBND huyện Cao Phong đã kiện toàn Ban xóa đói - giảm nghèo. Ban xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giai đoạn 2012- 2015 và định hướng giai đoạn 2016- 2020. Huyện đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%/năm.

 

Để thực hiện mục tiêu trên, công tác bố trí cho các dự án giảm nghèo các cấp được kịp thời, đầy đủ, phát huy sự tham gia của cộng đồng. Bên cạnh đó, cùng với định hướng đúng đắn xây dựng và khai thác các lợi thế đặc thù, huyện Cao Phong đã lồng ghép và thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững. Hộ nghèo, cận nghèo được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận các chương trình, dự án, chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa đói - giảm nghèo của Nhà nước. Người dân Cao Phong được tiếp cận với vốn vay ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất. Nhiều gia đình nghèo và cận nghèo đã có điều kiện đầu tư thâm canh, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cây mía góp phần nâng cao thu nhập cho người dân xã Nam Phong (Cao Phong).

Bên cạnh đó, huyện chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng, phục vụ sản xuất và dân sinh; thực hiện nghiêm túc các chính sách giảm nghèo bền vững như: hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng bảo trợ xã hội về y tế, giáo dục, nhà ở, tiền điện, trợ giúp pháp lý cho người nghèo và chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù... Trong giai đoạn 2012- 2015, toàn huyện dạy nghề cho 724 lao động nông thôn; chuyển giao KH -KT cho 429 người; hỗ trợ về nhà ở cho 1.120 hộ. Toàn huyện có 18.565 người nghèo được cấp miễn phí BHYT, 11.897 hộ cận nghèo được hỗ trợ mua BHYT; 4.663 hộ nghèo được trợ giúp pháp lý; người nghèo 26 xóm nghèo được hỗ trợ hưởng thụ văn hóa, thông tin… Kết quả, đến năm 2015 đã có 416 hộ thoát nghèo, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng từ 3, 7 triệu đồng (năm 2011) lên 4, 8 triệu đồng (năm 2015). Với những giải pháp đồng bộ, công tác giảm nghèo của huyện đạt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo còn 12,13%, giảm 15,63% so với năm 2010, bình quân mỗi năm giảm 3,1%.

Tuy nhiên, kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2015 theo phương pháp đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 thì tỷ lệ hộ nghèo của huyện tăng từ 12,13% lên 26,8%. Theo đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng LĐ -TB&XH huyện Cao Phong, cách đánh giá hộ nghèo, cận nghèo theo phương pháp đo lường đa chiều ngoài tiêu chí về thu nhập còn đo lường ở mức độ thiếu hụt 5 dịch vụ xã hội cơ bản gồm: y tế, giáo dục, nhà ở, điều kiện sống và tiếp cận thông tin. Đây là cách đánh giá toàn diện và khép kín hơn. Tuy vậy, trong quá trình triển khai ở cơ sở cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trong đánh giá, nhiều điểm chưa phù hợp, ví dụ như hộ có vài chục con trâu, trị giá hàng trăm triệu đồng nhưng không có xe máy, tivi lại xếp vào hộ nghèo vì thiếu hụt tiếp cận thông tin. Ngược lại, với gia đình hoàn cảnh khó khăn hơn, nhà lại có tivi cũ trị giá vài trăm nghìn đồng, xe máy cũ, tủ lạnh nhưng không có tài sản khác, tổng giá trị tài sản không đáng giá vẫn không được xét là hộ nghèo. Trong quá trình triển khai làm phiếu điều tra thông tin hộ nghèo cũng gặp không ít khó khăn vì trong phiếu rất nhiều thông tin, một số trưởng xóm không hiểu hết phải làm đi, làm lại nhiều lần.

 

Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo tăng lên liên quan đến việc thực hiện tiêu chí hộ nghèo trong xây dựng NTM. Để đạt được tiêu chí hộ nghèo, các xã phải phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 10%. Năm nay, xã Nam Phong phấn đấu về đích xây dựng NTM nhưng hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã tăng từ 10% lên 24,8%. Để tháo gỡ khó khăn này, UBND huyện Cao Phong đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo ở xã Nam Phong. Theo đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban liên quan tập trung các giải pháp hỗ trợ, huy động mọi nguồn lực đầu tư góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã. Đồng thời, đề nghị các cấp, ngành chức năng có sự điều chỉnh tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng NTM phù hợp với tiếp cận nghèo đa chiều.

 

Bên cạnh đó, để đạt được chỉ tiêu năm nay phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 22%, huyện tập trung thực hiện các nhóm giải pháp chính như: Cùng với việc thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, huyện tập trung triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo. Cùng với đó, chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng cường xuất khẩu lao động, tích cực chuyển giao tiến bộ KH -KT, giúp các hộ nghèo phát triển sản xuất tiến tới giảm nghèo bền vững.

 

                                                                               Hương Lan

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Tháng 8, doanh thu của doanh nghiệp các KCN ước đạt 1.000 tỷ đồng

(HBĐT) - Tính đến nay, trong các KCN của tỉnh có tổng số 63 dự án, trong đó có 18 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký 395, 59 triệu USD và 45 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 8.141, 9 tỷ đồng. Hiện đã có 45 dự án đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Kiểm tra, xử lý xe ô tô cơi nới kích thước thùng hàng, xe hết hạn kiểm định

(HBĐT) - Thực hiện Công điện số 1095/CĐ-TTg ngày 24/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong quý III năm 2016, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND về kiểm tra, xử lý xe ô tô cơi nới kích thước thùng hàng, xe hết hạn kiểm định trên địa bàn tỉnh.

Huy động sức dân xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Xác định xây dựng NTM là chương trình phát triển KT -XH tổng thể và toàn diện, tác động trực tiếp đến đời sống người dân vùng nông thôn. Chính vì vậy, bên cạnh sự lãnh đạo, đầu tư của Nhà nước, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Trường Sơn (Lương Sơn) đã phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM.

Nợ đọng 1, 6 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng

(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, tổng diện tích quản lý, bảo vệ rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng trong 5 năm (2011 – 2015) là 280.464 ha, bình quân khoảng 80.178 ha /năm, chiếm khoảng 1/3 diện tích rừng toàn tỉnh. Thống kê trong 5 năm, tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng đã thu được 53.740 triệu đồng. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 7/2016, các đơn vị sử dụng dịch vụ còn nợ đọng tiền dịch vụ môi trường rừng với số tiền khoảng 1, 6 tỷ đồng.

Huyện Lạc Thuỷ được phân bổ 11, 8 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ xây dựng NTM

(HBĐT) - Huyện Lạc Thuỷ có 13 xã được hưởng lợi từ chương trình xây dựng NTM. Trong đó có 9 xã nhóm I là xã đặc biệt khó khăn 3 xã nhóm II đã đạt chuẩn NTM và 1 xã nhóm III (xã Khoan Dụ).

Tăng 300 lồng nuôi cá so với tháng 7

(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang phát triển mạnh. Toàn tỉnh hiện có 2.800 ha nuôi thủy sản trong ao, hồ nhỏ; 3.650 lồng cá, tăng 300 lồng so với tháng 7 và tăng 1.200 lồng so với tháng 8/2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục