(HBĐT) - Năm 2003, năm đầu tiên NHCSXH triển khai hoạt động. Sau 13 năm thực hiện chương trình tín dụng hộ nghèo theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, cùng với phát triển mạng lưới, đưa nguồn vốn đến với người dân, hệ thống NHCSXH trong tỉnh còn phối hợp với các hội, đoàn thể kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn, đồng thời cùng các đơn vị có liên quan hỗ trợ người vay vốn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Nhờ đó, nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành kênh mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giảm nghèo tại địa phương.
Đã có nhiều hộ nghèo sử dụng đồng vốn hiệu quả, từng bước giảm nghèo bền vững. Gia đình anh Bùi Văn Khương ở xóm Bãi Thoáng, xã Yên Thượng (Cao Phong) là một ví dụ. Từ khi tách ra ở riêng, 2 vợ chồng với 2 con nhỏ gặp khó khăn trong cuộc sống. Năm 2012, gia đình anh nằm trong diện hộ nghèo của xã. Năm 2014, gia đình được vay 45 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo đầu tư vào vườn cam, chanh và mía trắng. Đến nay, vườn cam, chanh có 300 cây đang thu bói, hứa hẹn sang năm sẽ cho thu ổn định. Anh Khương tâm sự: Chương trình tín dụng đối với hộ nghèo là một chính sách hợp lòng dân, góp phần “giải cơn khát” vốn của nhiều hộ nghèo trên địa bàn, là cơ hội để hộ nghèo có vốn phát triển kinh tế, đầu tư sản xuất, từng bước giảm nghèo bền vững.
Từ vốn vay của NHCSXH, gia đình anh Bùi Văn Khương, xóm Bãi Thoáng, xã Yên Thượng (Cao Phong) đầu tư trồng mía trắng kết hợp cây có múi, từng bước giảm nghèo bền vững.
Năm 2003, khi mới triển khai Chương trình cho vay hộ nghèo đã nhận được sự đồng thuận của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Đến nay, mức vay được tăng lên 50 triệu đồng, lãi suất 0,55%/tháng, thời hạn vay tối đa là 5 năm. Sự kịp thời về tín dụng chính sách đã giúp các đối tượng chính sách có thêm cơ hội thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Qua đánh giá, các khách hàng đều sử dụng đúng mục đích và bước đầu phát huy hiệu quả. Công tác triển khai cho vay được tiến hành chặt chẽ. NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo các phòng giao dịch điều tra, khảo sát số hộ nghèo trên địa bàn, nắm bắt nhu cầu vay của người dân để xây dựng kế hoạch tín dụng phù hợp. Ngân hàng cũng tích cực tham mưu với chính quyền địa phương phân bổ chỉ tiêu, điều chuyển vốn giữa 2 chương trình cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo để bảo đảm nguồn vốn tín dụng; thường xuyên phối hợp với UBND các xã, tổ chức hội, đoàn thể củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch tại xã; bảo đảm các chỉ số giải ngân, thu nợ, thu lãi tại điểm giao dịch xã, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân. Ngoài ra, NHCSXH còn tập huấn cho các thành phần có liên quan; phối hợp với các hội, đoàn thể, các cấp, ban giảm nghèo xã, phường, thị trấn, tổ tiết kiệm và vay vốn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng hộ cận nghèo, tham gia bình xét kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng. Trong 14 chương trình tín dụng ưu đãi đang được triển khai thực hiện chương trình cho vay hộ nghèo theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP có dư nợ cao nhất. Từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay đạt trên 148 tỷ đồng cho 5.524 lượt khách hàng vay vốn, đưa tổng dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo đạt trên 712 tỷ đồng với 35.120 khách hàng còn dư nợ. Cùng với cho vay, công tác thu nợ cũng được đẩy mạnh với doanh số thu nợ đạt trên 95 tỷ đồng.
Đồng chí Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Ranh giới giữa hộ nghèo và cận nghèo rất mong manh. Với phương thức làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, phụ thuộc nhiều vào thời tiết thì đôi khi chỉ sau một đợt dịch bệnh, thiên tai, có người đau ốm hoặc con cái đi học là hộ vừa thoát khỏi diện nghèo không còn vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đến khi đáo hạn, nếu ngân hàng thu hết cả nợ gốc lẫn lãi, đối tượng này sẽ không còn nguồn để tái đầu tư nên rất dễ tái nghèo. Theo kết quả điều tra đa chiều mới đây, toàn tỉnh còn 50.959 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,38%. Để đồng vốn chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả, trong thời gian tới, NHCSXH tiếp tục phối hợp cùng các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể các cấp định hướng, hướng dẫn hộ vay cách làm kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với địa phương và nhu cầu thị trường. Các hội, đoàn thể, ban giảm nghèo, tổ tiết kiệm và vay vốn cũng cần tích cực kiểm tra, giám sát hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn; kịp thời bình xét cho những hộ khó khăn có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Có như vậy, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ mới phát huy hiệu quả giúp những hộ nghèo vươn lên giảm nghèo một cách bền vững.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 26/8, tại UBND xã Hợp Thịnh, UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức lễ đón nhận cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và đón bằng công nhận xã Hợp Thịnh đạt chuẩn NTM năm 2015. Về dự và chúc mừng buổi lễ có đồng chí Đinh Văn Dực, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh cùng đông đảo nhân dân trong xã.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012- 2015, UBND huyện Cao Phong đã kiện toàn Ban xóa đói - giảm nghèo. Ban xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giai đoạn 2012- 2015 và định hướng giai đoạn 2016- 2020. Huyện đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%/năm.
(HBĐT) - Đồng chí Quách Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Tử Nê (Tân Lạc) giới thiệu: Là xã vùng thấp của huyện, Tử Nê có tổng diện tích tự nhiên 1.700 ha, chia thành 7 xóm gồm 4 xóm chủ yếu sản xuất nông nghiệp, các xóm khác làm dịch vụ và buôn bán nhỏ. Những năm gần đây, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Tử Nê đã tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển KT -XH, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống cho người dân.
(HBĐT) - Năm nay, toàn tỉnh triển khai 2 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo tại 2 huyện Kim Bôi và Lạc Sơn.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa có văn bản gửi công an và Ngân hàng Nhà nước thành phố, yêu cầu làm rõ vụ khách hàng báo mất 26 tỷ đồng trong tài khoản.
(HBĐT) - Khởi công xây dựng năm 2010, dự án cải tạo, nâng cấp QL 12B, đoạn qua huyện Yên Thủy liên quan đến địa bàn 5 xã, thị trấn gồm: Ngọc Lương, Yên Trị, Phú Lai, Yên Lạc và thị trấn Hàng Trạm. Hơn 5 năm trôi qua, nhưng đến nay, dự ánchủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”. Tuy nhiên, đến nay, dự án lại nằm trong tình trạng “Vốn chờ mặt bằng” do còn nhiều tồn tại, vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) chưa được giải quyết kịp thời.