(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Xác định tầm quan trọng đặc biệt của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (CTVN) đối với sự phát triển bền vững của kinh tế nông nghiệp địa phương, từ đầu năm 2013 đến nay, huyện Lạc Sơn đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đề ra. Sau hơn 3 năm, kết quả đạt được bước đầu cho thấy, đây là những giải pháp phù hợp góp phần tạo thêm động lực cho nền sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn của huyện.

 

Người dân xóm Nại, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) đầu tư mở rộng diện tích trồng bí xanh đem lại hiệu quả cao kinh tế.

 

Cuối năm 2012, HĐND huyện Lạc Sơn ban hành Nghị quyết số 14/2012/NQ-HĐND về việc quy hoạch chi tiết chuyển đổi cơ cấu CTVN huyện Lạc Sơn giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, xác định chuyển đổi cơ cấu CTVN là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trong huyện, hạt nhân là các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức CT -XH. Ngay sau khi có Nghị quyết số 14, huyện Lạc Sơn đã tổ chức quán triệt, triển khai đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đồng thời tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân trong huyện. Bám sát định hướng chỉ đạo chung, các xã, thị trấn đã chủ động xây dựng đề án chuyển đổi cơ cấu CTVN phù hợp với từng địa bàn, trong đó cụ thể hóa các giải pháp sẽ thực hiện, như: diện tích từng giống cây trồng trong từng mùa vụ, số lượng và chủng loại của đàn vật nuôi, biện pháp kỹ thuật, dịch vụ sản xuất, cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất…

 

Đồng chí Trưởng phòng NN &PTNT huyện Bùi Văn Khánh nhìn nhận: Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, huyện Lạc Sơn có ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên nhiều năm qua, sản xuất ngành trồng trọt vẫn luôn bị bó hẹp trong sự manh mún, thậm chí “dậm chân tại chỗ” ở mức độc canh cây lúa, ngô và một số cây trồng bản địa có hiệu quả kinh tế bấp bênh. Chính vì vậy, mục tiêu đề ra đối với ngành trồng trọt là xác định được các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác.

 

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, huyện Lạc Sơn xác định chỉ ổn định diện tích cây lương thực có hạt (lúa, ngô) ở mức đảm bảo an ninh lương thực, tức đạt sản lượng bình quân 60.000 tấn /năm. Dự kiến đến năm 2020, diện tích gieo cấy lúa cả năm của toàn huyện còn khoảng 8.000 ha, ổn định diện tích ngô cả năm khoảng 4.500 ha. Còn lại, chuyển một phần diện tích đất cấy lúa và trồng màu sang trồng các cây có giá trị kinh tế cao hơn như mía, sắn, cam, các loại cây thực phẩm, các cây làm thức ăn cho chăn nuôi như cỏ voi, cỏ VA06… Để thực hiện tốt nội dung này, trong 3 năm (2013 – 2015), huyện đã tích cực triển khai công tác dồn điền, đổi thửa, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, đưa các giống mới và áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, khuyến khích nông dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm hứa hẹn cho năng suất cao hơn… Thống kê sơ bộ trong 3 năm, toàn huyện đã chuyển đổi bình quân khoảng 870 ha /năm. Cụ thể, năm 2013 chuyển đổi được 650 ha, năm 2014 trên 915 ha, năm 2015 gần 1.045 ha. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện đã bước đầu lựa chọn được một số loại cây lợi thế hứa hẹn phát triển thành cây trồng chủ lực như mía tím (bình quân mỗi năm trồng mới khoảng 560 ha), bí xanh (bình quân mỗi năm trồng mới khoảng 140 ha), cây có múi (trong 3 năm phát triển gần 300 ha cam, quýt, bưởi…), bí đỏ, mướp đắng lấy hạt, củ đậu, dưa chuột… Đây là diễn biến tích cực cho thấy nông dân huyện Lạc Sơn đang nỗ lực tìm kiếm các loại cây trồng mới giúp nâng cao giá trị sản xuất trồng trọt.

 

Song song với nỗ lực trên, quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cũng đã có những khởi động đáng kể từ năm 2013 đến nay, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp. Phấn đấu thoát khỏi tính “tự cung, tự cấp” cố hữu bao năm nay, huyện Lạc Sơn hoạch định rõ mục tiêu đối với ngành chăn nuôi là: Tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó chú trọng chăn nuôi đại gia súc, sử dụng các giống lai chất lượng cao, chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt chuồng kết hợp với trồng cỏ làm thức ăn nhằm tăng nhanh và duy trì ổn định số lượng tổng đàn. Các loại gia súc, gia cầm được huyện khuyến khích phát triển sản xuất là trâu, bò sinh sản, lợn sinh sản, lợn bản địa, dê, gà… Thông qua huy động các nguồn lực đầu tư, nhiều nơi đã thực hiện hiệu quả các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất như: Vũ Lâm, Phú Lương, Nhân Nghĩa, Tân Lập, Liên Vũ, Bình Hẻm, Mỹ Thành… Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại như gia đình ông Bùi Văn Huế (xã Chí Thiện) nuôi trên 1.000 con gà và đầu tư 2 máy ấp trứng phục vụ nhu cầu về giống cho người dân. ông Bùi Văn Chất (xã Tân Mỹ) nuôi lợn thịt với tổng đàn trên 100 con. ông Bùi Văn Đủi (xã Bình Chân) đầu tư chăn nuôi trên 200 con lợn bản địa… Toàn huyện Lạc Sơn có hàng nghìn hộ chăn nuôi đang nỗ lực mở rộng quy mô đàn gia súc, gia cầm và quyết tâm nâng cao hiệu quả sản xuất. Đó là những hạt nhân tích cực góp phần hiện thực hóa các mục tiêu quan trọng trong kế hoạch chuyển đổi cơ cấu CTVN huyện Lạc Sơn giai đoạn từ nay đến năm 2020.

                                                                                                       

 

                                                                                Thu Trang

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Nợ quá hạn chiếm 0,21% tổng dư nợ

(HBĐT) - Theo NHCSXH huyện Đà Bắc, từ đầu năm đến nay, nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 2.767/3.816 triệu đồng, bằng 72,5% kế hoạch được giao. Trong đó, huy động tiết kiệm từ tổ tiết kiệm và vay vốn 2.105 triệu đồng/2.726 triệu đồng, đạt 77,2% kế hoạch được giao.

Dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên 247 tỷ đồng

(HBĐT) - Đến hết tháng 7, tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH huyện Tân Lạc có 247.815 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn cân đối từ NHCSXH Việt Nam 241.046 triệu đồng, nguồn vốn huy động từ địa phương được T.ư cấp bù lãi suất 6.269 triệu đồng; nguồn vốn ủy thác đầu tư tại địa phương 500 triệu đồng. Trong 7 tháng, doanh số cho vay đạt 48.230 triệu đồng/2.230 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt 29.419 triệu đồng.

Xã Mông Hóa làm giàu từ cây mía trắng

(HBĐT) - Tại nhiều địa phương hiện nay người trồng cây mía trắng đang trong tình trạng “khốn khổ” bởi không thể tiêu thụ được. Ngược lại, trên địa bàn xã Mông Hoá (Kỳ Sơn), nhiều hộ dân trồng mía trắng phấn khởi bởi giá bán cao, sức tiêu thụ mạnh.

Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả cho nông dân

(HBĐT) - Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Kim Bôi vừa tổ chức phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực TT &BVTV, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng thuốc BVTV cho các hộ nông dân đang thâm canh sản xuất trồng trọt trên địa bàn xã Nam Thượng và các xã lân cận.

Hợp Thịnh đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 26/8, tại UBND xã Hợp Thịnh, UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức lễ đón nhận cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và đón bằng công nhận xã Hợp Thịnh đạt chuẩn NTM năm 2015. Về dự và chúc mừng buổi lễ có đồng chí Đinh Văn Dực, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh cùng đông đảo nhân dân trong xã.

Huyện Cao Phong hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012- 2015, UBND huyện Cao Phong đã kiện toàn Ban xóa đói - giảm nghèo. Ban xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giai đoạn 2012- 2015 và định hướng giai đoạn 2016- 2020. Huyện đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục