(HBĐT) - Ngày 30/8, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị chuyên đề về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp (GCTNN). Hội nghị nhằm đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh GCTNN hiện nay, qua đó, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy phát triển hệ thống sản xuất giống đến năm 2020 phục vụ tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh.
Toàn cảnh hội nghị.
Đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh và nhu cầu GCTNN trên địa bàn tỉnh, Sở NN&PTNT cho biết: Toàn tỉnh hiện có 6 cơ sở sản xuất và kinh doanh GCTNN, ngoài ra, còn có một số cơ sở sản xuất giống ở quy mô nông hộ và 132 cửa hàng kinh doanh GCT. Nhìn chung, nguồn cung ứng giống khá đa dạng từ các cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh, bao gồm giống cây ăn quả có múi, giống mía, giống các loại rau, giống cây lương thực có hạt... Sản phẩm do các đơn vị sản xuất và kinh doanh GCT đã góp phần cung ứng cho sản xuất số lượng, chủng loại GCT đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu. Việc sản xuất và cung ứng GCT có chất lượng cho nông dân đã đạt những kết quả bước đầu, đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất trong tỉnh. Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về GCTNN đã từng bước đi vào nề nếp.
Hội nghị đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh GCTNN hiện nay: Quy mô các cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ trong khi nhu cầu của thị trường rất đa dạng đã gây khó khăn cho việc xây dựng chiến lược sản xuất và cung ứng GCT. Trên thị trường vẫn lưu thông những nguồn giống cây trôi nổi, thiếu độ tin cậy về nguồn gốc và chất lượng. Nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất GCTNN còn hạn chế. Lực lượng làm công tác quản lý GCT mỏng... Trao đổi xung quanh những bất cập này, đại biểu đã tham luận nhiều ý kiến quan trọng, góp phần nêu bật nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh GCTNN những năm tiếp theo. Về cơ bản, hội nghị đã đưa ra định hướng sản xuất và cung ứng GCTNN đến năm 2020 để phục vụ tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh.
Đây là lần đầu tiên Sở NN&PTNT chủ trì tổ chức hội nghị chuyên đề về quản lý sản xuất, kinh doanh GCTNN. Hội nghị đã nhìn nhận sâu sắc và toàn diện tình hình sản xuất, kinh doanh GCTNN hiện nay; đồng thời trả lời được các câu hỏi mấu chốt đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Dự kiến trong thời gian tới, ngành NN&PTNT sẽ tập trung thực hiện quyết liệt 7 nhóm nội dung nhằm khắc phục những hạn chế hiện nay, tạo thêm động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh GCTNN. Đó cũng sẽ là những giải pháp góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt và tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
Thu Trang
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Xác định tầm quan trọng đặc biệt của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (CTVN) đối với sự phát triển bền vững của kinh tế nông nghiệp địa phương, từ đầu năm 2013 đến nay, huyện Lạc Sơn đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đề ra. Sau hơn 3 năm, kết quả đạt được bước đầu cho thấy, đây là những giải pháp phù hợp góp phần tạo thêm động lực cho nền sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn của huyện.
(HBĐT) - Ngày 28/8, tại chương trình khảo sát và cấp chứng thư thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5, năm 2016 do Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế tổ chức, sản phẩm cam Cao Phong của tỉnh ta đã vinh dự được lọt vào Top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng năm 2016.
(HBĐT) - Tháng 11/2015, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) được công nhận đạt chuẩn NTM. Song, cấp ủy Đảng, chính quyền xã luôn trăn trở làm sao để duy trì một cách bền vững các tiêu chí. Đặc biệt là tiêu chí về môi trường, một trong những tiêu chí được xem là khó thực hiện và khó duy trì nhất trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
(HBĐT) - Trong những năm qua, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm là nền tảng ổn định phát triển KT-XH. Đây cũng là chìa khóa quan trọng góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, mở ra cơ hội việc làm cũng như thay đổi căn bản chất lượng cuộc sống của một bộ phận nhân dân còn đang khó khăn.
(HBĐT) - Năm 2003, năm đầu tiên NHCSXH triển khai hoạt động. Sau 13 năm thực hiện chương trình tín dụng hộ nghèo theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, cùng với phát triển mạng lưới, đưa nguồn vốn đến với người dân, hệ thống NHCSXH trong tỉnh còn phối hợp với các hội, đoàn thể kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn, đồng thời cùng các đơn vị có liên quan hỗ trợ người vay vốn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Nhờ đó, nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành kênh mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giảm nghèo tại địa phương.
(HBĐT) - Theo NHCSXH huyện Đà Bắc, từ đầu năm đến nay, nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 2.767/3.816 triệu đồng, bằng 72,5% kế hoạch được giao. Trong đó, huy động tiết kiệm từ tổ tiết kiệm và vay vốn 2.105 triệu đồng/2.726 triệu đồng, đạt 77,2% kế hoạch được giao.