(HBĐT) - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Yên Bồng (Lạc Thủy) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập.

 

 

   50% tuyến đường giao thông của xã được được bê tông hóa

 

Đồng chí Trần Mạnh Tuấn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã có 1.372 hộ, 4.786 nhân khẩu, sinh sống tại 11 thôn, bản. Với đặc thù là xã vũng trũng thường xuyên ảnh hưởng của thiên tai dẫn đến việc sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi cũng bị hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng. Xác định sản xuất nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, cấp uỷ, chính quyền xã đã chú trọng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống mới vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng và chuyên canh, cấp uỷ, chính quyền xã đã chỉ đạo nhân dân mạnh dạn đầu tư, đưa giống cây, con mới vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con nâng cao thu nhập, góp phần tích cực thực hiện chương trình xây dựng NTM.

 

Trước đây, lúa là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của xã  Yên Bồng nhưng do tác động của biến đổi khí hậu nên sản xuất gặp nhiều khó khăn, mưa gập úng, nắng nóng hạn hán, thiếu nước tưới nên năng suất lúa không ổn định giá trị thu nhập từ cây lúa ngày càng giảm. Để nâng cao hiệu suất sử dụng đất, cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thời vụ, lựa chọn một số cây trồng thế mạnh để đầu tư sản xuất. Đối với diện tích chân ruộng cao thường xuyên chịu hạn, các hộ dân đã chuyển sang trồng các loại cây màu và cây ăn quả, diện tích chân ruộng thấp chuyển sang nuôi thuỷ sản. Nhiều loại cây trồng được người dân trong xã lựa chọn đưa vào trồng phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng như cây lạc, đậu, cam, bưởi…Với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi phù hợp với điều kiện đồng đất đã đưa năng suất, sản lượng cây trồng tăng cao, năng suất lúa vụ chiêm - xuân 2016 đạt 62 tạ/ha, năng suất ngô đạt 52 tạ/ha. 

 

Bên cạnh đó, Đảng ủy, UBND xã có chủ trương giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng gia trại, trang trại. Đồng thời, xã cũng định hướng cho bà phát triển chăn nuôi theo vùng, như với các thôn vùng sâu có diện tích đất đồi, rừng lớn tập trung chăn nuôi phát triển đàn gia súc như trâu, bò, lợn, dê, còn các thôn vùng ngoài lại tập trung phát triển đàn gia cầm. Để mở rộng quy mô chăn nuôi, nhiều hộ dân đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại và hệ thống xử lý chất thải đảm bảo. Đến nay, trên địa bàn xã hình thành nhiều gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp với trồng cây ăn quả hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mô hình chăn nuôi mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Điển hình như hộ gia đình ông Đặng Đức Duyệt, thôn Đầm Bíp, trên diện tích 10 ha, gia đình đã đầu tư phát triển mô hình kinh tế theo hướng vườn - ao - chuồng - rừng cho thu nhập trên 500 triệu đồng/năm; mô hình kinh doanh tổng hợp kết hợp với chăn nuôi gia gia súc, gia cầm của gia đình ông Dương Văn ưu… Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thời gian qua đã khẳng định hướng đi đúng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Yên Bồng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người hiện 26,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 20,4%, 75% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hoá, 5 thôn văn hoá và 2 trường đạt trường chuẩn quốc gia.

 

Những kết quả đó đã làm cho bộ mặt nông thôn toàn xã khởi sắc, đời sống vật chất, tinh trong nông thôn được nâng cao, tạo động lực to lớn thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH bảo đảm AN-QP tại xã.

 

                                                                                 

                                                                         Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Tạo nền tảng cho nông dân sản xuất - kinh doanh bền vững

(HBĐT) - Những năm gần đây, nông dân huyện Tân Lạc đã có nhiều đổi mới trong suy nghĩ, cách làm để phát triển SX -KD, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, nguồn thu nhập của họ vẫn bấp bênh vì thiên tai, dịch bệnh và vì đầu ra của sản phẩm nông sản không bền vững. Xác định rõ điều này, Hội Nông dân huyện đã nỗ lực tìm phương cách hỗ trợ hội viên.

Hơn 3, 8 tỉ đồng hỗ trợ sản xuất theo Chương trình 135

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 2550 về việc phê duyệt đơn giá và dự toán chi tiết dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, thực hiện Chương trình 135 thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững qua Quyết định số 775 của Thủ tướng Chính phủ năm 2016. UBND huyện Kim Bôi vừa hỗ trợ mô hình sản xuất, máy nông cụ và phân bón phục vụ sản xuất với tổng kinh phí 3.838 triệu đồng.

Lạc Sơn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi - 3 năm nhìn lại

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Xác định tầm quan trọng đặc biệt của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (CTVN) đối với sự phát triển bền vững của kinh tế nông nghiệp địa phương, từ đầu năm 2013 đến nay, huyện Lạc Sơn đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đề ra. Sau hơn 3 năm, kết quả đạt được bước đầu cho thấy, đây là những giải pháp phù hợp góp phần tạo thêm động lực cho nền sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn của huyện.

Cam Cao Phong lọt Top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng

(HBĐT) - Ngày 28/8, tại chương trình khảo sát và cấp chứng thư thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5, năm 2016 do Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế tổ chức, sản phẩm cam Cao Phong của tỉnh ta đã vinh dự được lọt vào Top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng năm 2016.

Duy trì bền vững tiêu chí môi trường

(HBĐT) - Tháng 11/2015, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) được công nhận đạt chuẩn NTM. Song, cấp ủy Đảng, chính quyền xã luôn trăn trở làm sao để duy trì một cách bền vững các tiêu chí. Đặc biệt là tiêu chí về môi trường, một trong những tiêu chí được xem là khó thực hiện và khó duy trì nhất trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM.

Xã Lạc Thịnh phát huy hiệu quả tín dụng chính sách

(HBĐT) - Trong những năm qua, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm là nền tảng ổn định phát triển KT-XH. Đây cũng là chìa khóa quan trọng góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, mở ra cơ hội việc làm cũng như thay đổi căn bản chất lượng cuộc sống của một bộ phận nhân dân còn đang khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục