(HBĐT) - Hồ Hòa Bình dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố, có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất, diện tích gần 160 ha phù hợp với phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

 

 

Hồ Hòa Bình dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố, có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất, diện tích gần 160 ha phù hợp với phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

 

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia (DLQG) hồ Hòa Bình, đặt mục tiêu: Đến năm 2020, khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành khu DLQG. Đến năm 2030, khu DLQG hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, là 1/12 khu DLQG trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

 

Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Lưu Huy Linh cho rằng: Quy hoạch khu DLQG hồ Hòa Bình do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch của tỉnh, vừa  khẳng định tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình, đồng thời xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù, phát triển du lịch hồ Hòa Bình. Khu du lịch hồ Hòa Bình được quy hoạch trên địa bàn thành phố Hòa Bình, gồm xã Thái Thịnh và các phường: Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh và 4 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc và Mai Châu. Trong đó, Đà Bắc gồm các xã: Đồng Ruộng, Yên Hòa, Cao Sơn, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương và Toàn Sơn; Cao Phong gồm các xã: Bình Thanh và Thung Nai; Tân Lạc gồm các xã: Ngòi Hoa, Phú Vinh và Trung Hòa; Mai Châu gồm các xã: Tân Dân, Tân Mai, Phúc Sạn, Đồng Bảng và Ba Khan. Diện tích vùng lõi (vùng trung tâm) có 1.200 ha (không bao gồm diện tích mặt nước) thuộc các xã nằm trong khu vực từ đảo Sung - Thung Nai - Ngòi Hoa.

 

Về xây dựng các sản phẩm du lịch, quy hoạch xác định mục tiêu phải xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái hồ, thăm quan, nghỉ dưỡng gắn với tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa Mường - Hòa Bình. Trong đó ưu tiên phát triển loại hình lưu trú homestay tại các bản du lịch cộng đồng; phát triển loại hình nghỉ dưỡng cao cấp tại phân khu Ngòi Hoa, đảo Sung; khách sạn 3 - 5 sao tại phân khu Thái Bình, Thái Thịnh; nghỉ dưỡng nổi tại phân khu Bình Thanh - Vầy Nưa, Hiền Lương. Cũng như phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, khai thác món ăn truyền thống, đặc sản của dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số trong vùng; phát triển các cơ sở dịch vụ ẩm thực theo mô hình nhà hàng cao cấp tại phân khu Ngòi Hoa, Thung Nai, Thái Bình, Thái Thịnh, Hiền Lương, Bình Thanh - Vầy Nưa; xây dựng mô hình phố ẩm thực, chợ văn hóa du lịch ven sông dọc hai bờ sông Đà, thành phố Hòa Bình…

 

Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Lưu Huy Linh cho cho rằng: Những bước đi của tỉnh khi xác định tiềm năng, lộ trình khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình trong thời gian qua là hết sức đúng đắn. Để hiện thực quy hoạch hướng tới mục tiêu xây dựng hồ Hòa Bình trở thành trọng điểm du lịch với các sản phẩm du lịch có chất lượng, mang bản sắc riêng là câu chuyện dài và không hề đơn giản. Tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thực hiện quy hoạch khu du lịch hồ Hòa Bình. Sở VH-TT&DL phối hợp với các ngành chức năng và địa phương tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và phê duyệt kế hoạch phát triển  khu DLQG hồ Hòa Bình. Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, các ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch cụ thể để triển khai. Trong đó sẽ tổ chức công bố quy hoạch để người dân và doanh nghiệp biết. Trên cơ sở đó tổ chức quản lý quy hoạch theo quy định. Tỉnh đang rà soát các dự án đầu tư không triển khai hoặc chậm triển khai  để có phương án xử lý. Đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng đề xuất xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp có thực lực tham gia đầu tư khu vực hồ Hòa Bình. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu để triển khai các dự án du lịch trên hồ Hòa Bình. Tỉnh cũng chủ trương ưu tiên nguồn lực từ ngân sách để đầu tư kết cấu hạ tầng điện, giao thông, cảng, bến, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư du lịch hồ Hòa Bình. Đồng thời huy động các nguồn lực đầu tư vào vùng lõi hồ, tạo hiệu ứng để khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên hồ Hòa Bình.

 

Trong thời gian qua, cơ quan quản lý Nhà nước, nhà khoa học - văn hóa, doanh nghiệp, người dân đã có sự hợp tác mở ra những tín hiệu khả quan trong xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng mang bản sắc dân tộc người Mường. Nhiều doanh nghiệp đã liên kết xây dựng tua, tuyến du lịch trên hồ Hòa Bình nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu du khách... Đối với Sở VH-TT&DL cũng đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng quy chế quản lý điểm khu du lịch quốc gia bảo đảm thực hiện quy hoạch đã được xác định. 

 

 

 

                                                                    Lê Chung

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Hội nghị thành lập HTX Nông nghiệp và Thương mại Mường Động

(HBĐT) - Ngày 16/9, tại UBND xã Tú Sơn, Kim Bôi, ban sáng lập HTX nông nghiệp và thương mại Mường Động (HTX Mường Động) tổ chức hội nghị thành lập HTX. Dự hội nghị có đại diện các sở ngành, lãnh đạo huyện, xã và 28 thành viên HTX.

Hội nghị “Bảo hiểm tiền gửi 2016” nhằm lành mạnh hoá hoạt động tín dụng trên toàn địa bàn tỉnh Hoà Bình

(HBĐT) - Ngày 16/9, tại TP Hoà Bình, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội tổ chức hội nghị “Bảo hiểm tiền gửi 2016”. Tham dự có lãnh đạo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; lãnh đạo NHNN – Chi nhánh tỉnh Hoà Bình cùng các NH, TCTD và đại diện một số phường, xã trên địa bàn thành phố Hoà Bình.

Đổi thay nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Về xã Kim Truy (Kim Bôi), chúng tôi cảm nhận diện mạo nông thôn đã có những đổi thay đáng kể. Cùng cán bộ UBND xã sải bước trên con đường liên thôn, xóm đã được đổ bê tông khang trang, sạch sẽ; ngắm nhìn những công trình phúc lợi được xây dựng phục vụ bà con nhân dân, chứng kiến người dân năng động, chăm chỉ phát triển kinh tế mới thấy công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) đã mang đến luồng sinh khí mới cho Kim Truy.

Huyện Kim Bôi được hỗ trợ trên 3, 3 tỷ đồng cho diện tích cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Theo Quyết định số 1259 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực trồng trọt, huyện Kim Bôi có 570, 3 ha cây ăn quả có múi trồng năm 2015 - 2016 được hỗ trợ, trong đó có 236, 2 ha đã được bố trí theo Quyết định số 998 ngày 14/4/2014 của UBND tỉnh.

Kiểm tra tình hình thực hiện xây dựng NTM huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 15/9, Đoàn công tác của tỉnh do Sở KH&ĐT chủ trì cùng đại diện các sở, ngành của tỉnh đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn kiểm tra tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục