(HBĐT) - Chiều ngày 23/9, UBND thành Phố Hoà Bình tổ chức hội nghị công bố Đề án và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển du lịch thành phố Hoà Bình giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đến dự có lãnh đạo Sở VH,TT&DL, Sở Kế hoạch và đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch;  Thành uỷ, UBND TP Hoà Bình và các ban, ngành, đoàn thể thành phố.

 

 

Lãnh đạo UBND thành phố công bố Đề án phát triển du lịch thành phố Hoà Bình giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thành phố Hoà Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn thành phố còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, đình, chùa nổi tiếng, không gian văn hoá Mường và nhiều cảnh quan đẹp để trở thành một điểm hấp dẫn khách du lịch như: Di tích lịch sử Nhà tù Hoà Bình, Di tích lịch sử địa điểm Bác Hồ về thăm Trường Thanh niên LĐXHCN, chùa Hoà Bình Phật Quang, khu du lịch Hồ Hoà Bình… Tuy nhiên, hoạt động du lịch chưa phát triển mạnh để xứng với yêu cầu, tiềm năng, lợi thế của thành phố và còn nhiều hạn chế. Đề án và  kế hoạch thực hiện Đề án phát triển du lịch thành phố Hoà Bình giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xây dựng các phương hướng và giải pháp triển du lịch theo hướng bền vững, với mục tiêu, nội dung và giải pháp cụ thể như: tăng lượng khách và tổng thu từ khách du lịch; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng phục vụ khách du lịch; hoàn thiện kết cấu hạ tầng du lịch; phát triển thương hiệu du lịch Hoà Bình, chuyên nghiệp hoá hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch… Trong đó, giai đoạn 2016-2020, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; giai đoạn sau năm 2020, đa dạng hoá sản phẩm nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của thành phố, tạo các sản phẩm du lịch hấp dẫn, tăng thời gian lưu trú, nâng cao thu nhập của dân cư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời tăng cường liên kết TP Hoà Bình với khu du lịch quốc gia Hồ Hoà Bình, các khu, điểm du lịch khác trên địa bà tỉnh và các vùng lân cận để kết nối các tour, tuyến du lịch. Căn cứ kế hoạch của Đề án, các phòng, ban, các doanh nghiệp du lịch và các phường, xã triển khai thực hiện có hiệu quả để du lịch thành phố Hoà Bình phát triển bền vững và là điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh và các vùng lân cận. Góp phần phát triển du lịch thành phố Hoà Bình trở thành một ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của thành phố.

 

                                                                    Hồng Ngọc

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nhân dân xã Sơn Thủy đồng lòng xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Sơn Thủy (Kim Bôi) có những lợi thế nhất định như: đường giao thông thuận lợi cho việc mua bán và trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện để phát triển KT -XH. Xã có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có trình độ thâm canh cao là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế của xã trong tương lai. Đặc biệt, thổ nhưỡng của Sơn Thủy phù hợp với cây ăn quả nên người dân đã nhân rộng mô hình trồng nhãn góp phần tăng thu nhập.

Tân Lạc - điểm sáng quy hoạch xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch (tiêu chí số 1) đóng vai trò then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chí còn lại. Do đó, huyện Tân Lạc đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện công tác quy hoạch.

Xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

(HBĐT) - Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển du lịch huyện (HBĐT) - Mai Châu, đạt những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, du lịch huyện Mai Châu phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, đối chiếu với 4 tiêu chí để được công nhận là điểm du lịch quốc gia quy định tại Điều 7, Nghị định số 92, ngày 1/6/2007 của Chính phủ, du lịch huyện Mai Châu mới đạt 2 tiêu chí là: Có tài nguyên du lịch hấp dẫn; có khả năng đáp ứng phục vụ 10 vạn lượt khách /năm. Hiện còn thiếu các tiêu chí về: Hạ tầng giao thông; các khu vệ sinh công cộng, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

Lương Sơn huy động trên 70 tỷ đồng xây dựng NTM

(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Lương Sơn, tổng nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm nay trên địa bàn huyện ước khoảng 105.802 triệu đồng, trong 9 tháng ước khoảng 70.672 triệu đồng, đạt 66,8% kế hoạch, trong đó, vốn ngân sách T.ư hỗ trợ trực tiếp cho chương trình 24.402 triệu đồng (gồm vốn đầu tư phát triển 5.530 triệu đồng; vốn sự nghiệp 1.672 triệu đồng; vốn trái phiếu Chính phủ 17.200 triệu đồng); vốn ngân sách địa phương huyện, xã 17, 5 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 2 tỷ đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế 3, 3 tỷ đồng; vốn tín dụng 20 tỷ đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 3.470 triệu đồng.

Yên Thuỷ được phân bổ 9, 3 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có 12 xã được hưởng lợi từ chương trình xây dựng NTM. Trong đó có 6 xã nhóm I là xã đặc biệt khó khăn, có 3 xã nhóm II đã đạt chuẩn NTM và có 3 xã nhóm III

Bom thực phẩm nhiễm chì: Xem xét trách nhiệm của cơ quan ''gác cổng''

Theo bà Phan Thị Diệp Thu, có rất nhiều câu hỏi liên quan đến quản lý nhà nước cần được trả lời. Chúng ta hô hào phải chống thực phẩm bẩn, nhưng vai trò của cơ quan quản lý đang thực thi điều đó đến đâu?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục