(HBĐT) - Trước đây, đời sống người dân ở xóm hẻo lánh Thung Dâu, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh trở ngại về đường đi, lối lại, vấn đề chưa có nguồn điện thắp sáng là lực cản, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả sản xuất của bà con. ông Nguyễn Ngọc Chiền, trưởng xóm cho biết: Kể từ khi hoàn thành đóng điện vào thời điểm cuối năm 2015, bà con được tận hưởng niềm vui. Nhà nhà ánh điện sáng bừng thay vì đốm đèn dầu leo lét xưa kia. Có điện, tiện nghi sinh hoạt trong các gia đình được đem ra sử dụng và mua sắm nhiều hơn, thông tin liên lạc thông suốt. Máy móc cơ giới phục vụ trồng trọt, chăn nuôi của bà con được phát huy.
Có điện, người dân xóm Khuộc, xã Cao Răm (Lương Sơn) đầu tư máy xay xát phục vụ nhu cầu cuộc sống.
Cách Thung Dâu một khoảng thời gian chưa lâu, 2 xóm vùng cao trên địa bàn là Khuộc và Ngọc Lâm của xã Cao Răm cũng vui đón lưới điện về bản. Có điện, bà con người Dao nơi đây bớt khổ. Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cải thiện nhiều. Con em có điều kiện học hành tốt hơn, phong trào văn nghệ, TD-TT được đẩy mạnh. Nguồn điện lưới đồng thời tác động đến sản xuất của bà con, thay vì phải lặn lội xuống tận trung tâm xã hoặc phố huyện để tuốt lúa hay xay xát, hàng chục hộ dân đã đầu tư máy nông nghiệp phục vụ nhu cầu của gia đình và các hộ lân cận như máy tuốt, máy xay xát, máy nghiền trộn thức ăn chăn nuôi…
Được biết, để đầu tư cho hệ thống lưới điện về vùng sâu, vùng xa, trong những năm qua, từ nguồn ngân sách của địa phương đã dành ưu tiên nhiều tỷ đồng. Đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, 3 xóm vùng đặc biệt khó khăn cũng là 3 xóm còn lại trên địa bàn huyện Lương Sơn chưa có điện đã được kéo điện về tận hộ gia đình đáp ứng mong mỏi bao năm của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, công trình lưới điện xóm Khuộc được bàn giao, đóng điện vào cuối năm 2013 bao gồm 2.750 m đường dây 35 kV, 1 trạm biến áp, 3.153 m đường dây 0, 4 kV phục vụ cho 52 họ, 256 nhân khẩu. Công trình lưới điện xóm Ngọc Lâm đóng điện vào đầu năm 2014 với 4.200 m đường dây 35 kV, 1 trạm biến áp, 700 m đường dây 0,4 kV, tổng vốn đầu tư 5 tỷ đồng phục vụ cho 28 hộ, 133 nhân khẩu. Công trình lưới điện xóm Thung Dâu cũng có tổng vốn 5 tỷ đồng phục vụ 15 hộ với 64 nhân khẩu.
Theo đồng chí Nguyễn Xuân Định, Phó phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Lương Sơn những năm qua, huyện đã tập trung nguồn lực đầu tư cải thiện chất lượng điện sinh hoạt, đồng thời, dành ưu tiên đối với những xóm, bản đặc biệt khó khăn. Thung Dâu là xóm, bản cuối cùng của huyện được đóng điện, tổng ngân sách địa phương đầu tư cho 3 công trình điện trong các năm 2013 - 2015 trên 15 tỷ đồng. Đến nay, 100% hộ dân toàn huyện đã được sử dụng điện lưới quốc gia, chất lượng điện phục vụ sản xuất đối với các đơn vị, doanh nghiệp và điện sinh hoạt của người dân cơ bản ổn định. Đặc biệt, với sự đầu tư đồng bộ, đến nay, 18/19 xã trên địa bàn huyện đã đạt tiêu chí số 4 về điện trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM. Sự hoàn thiện hạ tầng điện lưới là động lực để thúc đẩy phát triển KT -XH, giúp cuộc sống của người dân thay đổi từng ngày.
Bùi Minh
(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, hầu hết bà con nông dân xã Hào Lý (Đà Bắc) thu nhập chủ yếu dựa vào cây mía nguyên liệu. Niên vụ 2015-2016, trên địa bàn xã hoàn tất hợp đồng thu hoạch cho Công ty CP mía đường Hòa Bình kể từ tháng 4. Nhưng đến thời điểm này, đơn vị thu mua mới chỉ thanh toán nơi cao nhất đạt 50% tổng sản lượng thu mua. Trước tình trạng này, hàng trăm hộ dân đang mòn mỏi chờ tiền mía.
(HBĐT) - Khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Sơn Thủy (Kim Bôi) có những lợi thế nhất định như: đường giao thông thuận lợi cho việc mua bán và trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện để phát triển KT -XH. Xã có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có trình độ thâm canh cao là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế của xã trong tương lai. Đặc biệt, thổ nhưỡng của Sơn Thủy phù hợp với cây ăn quả nên người dân đã nhân rộng mô hình trồng nhãn góp phần tăng thu nhập.
(HBĐT) - Trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch (tiêu chí số 1) đóng vai trò then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chí còn lại. Do đó, huyện Tân Lạc đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện công tác quy hoạch.
(HBĐT) - Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển du lịch huyện (HBĐT) - Mai Châu, đạt những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, du lịch huyện Mai Châu phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, đối chiếu với 4 tiêu chí để được công nhận là điểm du lịch quốc gia quy định tại Điều 7, Nghị định số 92, ngày 1/6/2007 của Chính phủ, du lịch huyện Mai Châu mới đạt 2 tiêu chí là: Có tài nguyên du lịch hấp dẫn; có khả năng đáp ứng phục vụ 10 vạn lượt khách /năm. Hiện còn thiếu các tiêu chí về: Hạ tầng giao thông; các khu vệ sinh công cộng, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Lương Sơn, tổng nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm nay trên địa bàn huyện ước khoảng 105.802 triệu đồng, trong 9 tháng ước khoảng 70.672 triệu đồng, đạt 66,8% kế hoạch, trong đó, vốn ngân sách T.ư hỗ trợ trực tiếp cho chương trình 24.402 triệu đồng (gồm vốn đầu tư phát triển 5.530 triệu đồng; vốn sự nghiệp 1.672 triệu đồng; vốn trái phiếu Chính phủ 17.200 triệu đồng); vốn ngân sách địa phương huyện, xã 17, 5 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 2 tỷ đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế 3, 3 tỷ đồng; vốn tín dụng 20 tỷ đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 3.470 triệu đồng.
(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có 12 xã được hưởng lợi từ chương trình xây dựng NTM. Trong đó có 6 xã nhóm I là xã đặc biệt khó khăn, có 3 xã nhóm II đã đạt chuẩn NTM và có 3 xã nhóm III