(HBĐT) - Cách trung tâm huyện Đà Bắc hơn 20 km, Tân Minh là xã thuộc vùng 135, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn. Sau giai đoạn bắt tay vào xây dựng NTM, cơ sở hạ tầng thiết yếu từng bước được xây dựng đã tạo “đòn bẩy” giúp bộ mặt nông thôn ở xã nghèo có bước chuyển biến tích cực.

 

Trồng rừng là một trong những hướng đi hứa hẹn đem lại thu nhập cao để bà con xã Tân Minh (Đà Bắc) từng bước xây dựng NTM. ảnh: ông Hà Văn Anh, xóm Diều Nọi chăm sóc vườn keo lai của gia đình.

 

Xã Tân Minh có 948 hộ, trên 80% là dân tộc Tày. Dân cư của xã phân bố ở 10 xóm. Ngoài một số xóm nằm ven tỉnh lộ 433, các xóm còn lại phân bố dọc theo các sườn đồi nên giao thông còn nhiều trắc trở. Đồng chí Lò Văn Đội, Phó Chủ tịch UBND xã  Tân Minh cho biết: Sau 5 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, cán bộ và nhân dân trong xã đã nhận thức đúng đắn về chương trình này. Minh chứng là sự chủ động trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, áp dụng KH-KT vào sản xuất, đồng thời, tích cực hiến đất, hiến cây cối và đóng góp ngày công khi được huy động.

 

Cùng đồng chí Xa Kế Toại, cán bộ Văn phòng UBND xã Tân Minh, chúng tôi đến xóm Diều Nọi, cách trung tâm xã 10 km. Đường vào Diều Nọi phải qua xóm Diều Bồ. Những đoạn đường bê tông đang được thi công với niềm vui hiện rõ trên bước đi tới trường của các em học sinh nơi đây. “Tuyến này (từ xóm Mít, qua Diều Bồ, đến Diều Nọi) đã được xây dựng một đoạn. Những đoạn còn lại đã có kế hoạch xây dựng, dự kiến hết năm nay, tất cả các xóm trên địa bàn xã sẽ có đường bê tông đến trung tâm”, đồng chí Toại cho biết.

 

Với thông tin, trong thời gian tới, đường vào xóm sẽ được bê tông hóa, đồng chí Hà Văn Anh, Bí thư chi bộ xóm Diều Nọi phấn khởi: “Diều Nọi có 129 hộ, phân bố rải rác thành 7 KDC. Bao năm qua, bà con trăn trở về vấn đề giao thông, nhất là trong mùa mưa, bão. Do đó, bà con luôn nhiệt tình hưởng ứng, sẵn sàng hiến đất, ngày công để có con đường thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa”. Còn về phát triển kinh tế, đồng chí Bí thư chi bộ cho biết: Trong vài năm trở lại đây, bà con đã tập trung cải tạo vườn tạp. Nhiều diện tích trước đây trồng lúa nương, ngô, sắn, nay chuyển sang trồng keo lai, xoan và bồ đề. Trong chu kỳ khai thác đầu tiên, nhiều hộ đã có thu nhập khá. Các diện tích đã khai thác đều được trồng mới và nhân rộng. Nhờ chương trình xây dựng NTM, hệ thống thủy lợi của xóm cơ bản được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất.

 

Không chỉ ở xóm Diều Nọi mới phát triển trồng rừng, tính đến nay, Tân Minh có trên 300 ha rừng trồng, dự kiến, đến năm 2017 có thêm 170 ha được trồng mới. “Nhờ trồng rừng, ở kỳ khai thác vừa rồi, có hộ thu được trên 300 triệu đồng. Đây là con số lớn đối với thu nhập của bà con, là động lực để Tân Minh chú trọng vào trồng rừng, coi đây là một hướng đi chủ lực để nâng cao thu nhập cho người dân. Ngoài ra, xã cũng tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để tận dụng điều kiện tự nhiên và nguồn thức ăn có sẵn”, đồng chí Lò Văn Đội, Phó Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh.

 

Qua số liệu thống kê của UBND xã Tân Minh, ở hầu hết các xóm đều xuất hiện những điển hình có thu nhập ổn định từ chăn nuôi lợn. Đó là các hộ: Nguyễn Thị Điều (xóm Diều Nọi), Hà Văn Quân (xóm Diều Bồ), Xa Văn Bằng (xóm Tát), Xa Viết Xuân (xóm Diều Bồ)… Có thể thấy, sự chủ động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi ở Tân Minh đang mang lại những tín hiệu khả quan, tận dụng được lợi thế, tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, với 11 tiêu chí hoàn thành, thu nhập bình quân 14 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều lên tới 69% thì hành trình xây dựng NTM ở Tân Minh vẫn còn không ít khó khăn, thử thách. Ngoài sự nỗ lực, chính quyền và người dân xã vùng 135 này mong muốn được các cấp, ngành quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như: điện, đường giao thông và các chi trường  mầm non.

 

                                                                            

 

                                                                          Viết Đào

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Toàn tỉnh có 9.075 ha cây ăn quả

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN &PTNT, từ năm 2013 đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 16.000 lượt ha đất quy hoạch trồng lúa, đất trồng cây màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có múi, cây nhãn, mía, rau màu ngắn ngày… Nhờ đó, vùng sản xuất tập trung các loại cây ăn quả lợi thế tăng mạnh.

Cần sự vào cuộc hiệu quả của các đơn vị sản xuất và kinh doanh giống

(HBĐT) - Hiện nay, nhu cầu sử dụng giống cây trồng nông nghiệp (GCTNN) rất cao, trong khi khả năng cung ứng của các đơn vị sản xuất và kinh doanh hoạt động trên địa bàn tỉnh chỉ dừng ở mức độ thấp. Do chênh lệch lớn giữa cung và cầu, điều tất yếu là người sản xuất sẽ phải lựa chọn nguồn cung ứng giống từ các cơ sở sản xuất ngoài tỉnh, đồng nghĩa với sự mất đi cơ hội “ngay trên sân nhà” của các đơn vị trong tỉnh. Để giành lại “miếng bánh” thị trường gần mình nhất, vấn đề cốt yếu đặt ra cho các đơn vị này là phải tăng tốc trong cuộc chạy đua nâng cao năng lực quản lý, sản xuất gắn với đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Tháng 9, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,2%

(HBĐT) - 9 tháng qua, hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng khá. Hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 13.705 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước, bằng 74,08% kế hoạch năm.

Khen thưởng 9 tập thể 2 cá nhân có thành tích trong hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân giai đoạn 2010-2015

(HBĐT) - Ngày 27/9, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức tổng kết thực hiện Nghị quyết số 07/NQ/HNDTW ngày 19/7/2010 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, khóa V về đẩy mạnh hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân giai đoạn 2010-2015.

Hội thi tìm hiểu các loại mô hình hợp tác xã kiểu mới huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 26/9, UBND huyện Kim Bôi tổ chức hội thi tìm hiểu các loại mô hình hợp tác xã kiểu mới. Tham dự có 22 đội thi đến từ 22 xã, thị trấn trong huyện.

Diện mạo mới từ quy hoạch và quản lý quy hoạch ở huyện Cao Phong

(HBĐT) - Nhận thức đúng đắn, quan tâm và thực hiện nghiêm túc công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đang huy động và khai thác tốt các nguồn lực để đầu tư hạ tầng đô thị, tạo tiền đề khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và hạ tầng đô thị, xây dựng huyện Cao Phong trở thành huyện khá và mang bản sắc riêng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII xác định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục