(HBĐT) - Năm nay, NHCSXH tỉnh có kế hoạch huy động nguồn vốn tại địa phương 81.855 triệu đồng, trong đó tiền gửi dân cư 45.342 triệu đồng, huy động qua tổ TK &VV 36.513 triệu đồng.
Đến giữa tháng 9, nguồn vốn huy động trong toàn tỉnh đạt 77.863 triệu đồng, đạt trên 95% kế hoạch; trong đó, tiền gửi dân cư 28.488 triệu đồng, huy động từ tổ TK &VV 36.139 triệu đồng, tiền ký quỹ xuất khẩu lao động 13.237 triệu đồng. Các địa phương có số dư tiền gửi cao như: Kỳ Sơn 16.280 triệu đồng, Kim Bôi 10.084 triệu đồng, Lương Sơn 9.023 triệu đồng, Lạc Thủy 7.267 triệu đồng, Tân Lạc 6.686 triệu đồng… Từ nguồn vốn huy động, NHCSXH tỉnh cân đối cho vay theo các chương trình tín dụng hiện có theo quy định giúp các hộ nghèo và đối tượng chính sách có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống.
Đ.T
(HBĐT) - Theo nhận định của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa, nắng thất thường đầu vụ thu - đông dễ phát sinh nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Để ngăn chặn sự xâm nhiễm, lây lan và bùng phát, các địa phương cần khẩn trương triển khai biện pháp phòng - chống dịch bệnh.
(HBĐT) - Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Kim Bôi, đến hết năm 2015, diện tích rau các loại của huyện đạt khoảng 2.552 ha với năng suất trên 174 tạ /ha, cho sản lượng trên 44.454 tấn /năm. Trên cơ sở phân loại đất, nước và điều kiện canh tác, huyện đang xây dựng đề án sản xuất rau an toàn giai đoạn 2016-2020. Dự kiến đến năm 2017 thực hiện sản xuất rau an toàn tại 2 xã Hạ Bì và Sào Báy với tổng diện tích 10 ha. Đến năm 2020 thực hiện thêm tại 2 xã Trung Bì và Nam Thượng với 50 ha rau được chứng nhận an toàn. Đối tượng thực hiện là các tổ hợp tác, nhóm hộ và hộ sản xuất rau.
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN &PTNT, từ năm 2013 đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 16.000 lượt ha đất quy hoạch trồng lúa, đất trồng cây màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có múi, cây nhãn, mía, rau màu ngắn ngày… Nhờ đó, vùng sản xuất tập trung các loại cây ăn quả lợi thế tăng mạnh.
(HBĐT) - Hiện nay, nhu cầu sử dụng giống cây trồng nông nghiệp (GCTNN) rất cao, trong khi khả năng cung ứng của các đơn vị sản xuất và kinh doanh hoạt động trên địa bàn tỉnh chỉ dừng ở mức độ thấp. Do chênh lệch lớn giữa cung và cầu, điều tất yếu là người sản xuất sẽ phải lựa chọn nguồn cung ứng giống từ các cơ sở sản xuất ngoài tỉnh, đồng nghĩa với sự mất đi cơ hội “ngay trên sân nhà” của các đơn vị trong tỉnh. Để giành lại “miếng bánh” thị trường gần mình nhất, vấn đề cốt yếu đặt ra cho các đơn vị này là phải tăng tốc trong cuộc chạy đua nâng cao năng lực quản lý, sản xuất gắn với đảm bảo chất lượng dịch vụ.
(HBĐT) - 9 tháng qua, hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng khá. Hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 13.705 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước, bằng 74,08% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Ngày 27/9, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức tổng kết thực hiện Nghị quyết số 07/NQ/HNDTW ngày 19/7/2010 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, khóa V về đẩy mạnh hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân giai đoạn 2010-2015.