(HBĐT) - Năm 2015, chi hội phụ nữ xóm Đắt 4 và cá nhân chị Vì Thị Khuyên (xóm Thu Lu) ở xã Giáp Đắt nhờ thực hiện tốt mô hình “Tổ đổi công” đã được huyện Đà Bắc khen thưởng về mô hình điển hình tiên tiến. Mô hình này đã giúp nhiều phụ nữ xã Giáp Đắt cải thiện kinh tế hộ gia đình và nâng cao chất lượng đời sống.

 

Chi hội phụ nữ xóm Đắt 4 có 30 hội viên, là một trong những xóm tiêu biểu của xã Giáp Đắt trong thực hiện hiệu quả mô hình “Tổ đổi công”. Chị Hà Thị Nghĩa, chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm Đắt 4 cho biết: “Mô hình Tổ đổi công được các hội viên thực hiện nhiều năm nay đem lại những hiệu quả thiết thực, giúp được nhiều chị em trong xóm, nhất là trong phát triển kinh tế. Xóm chia làm 3 tổ cùng thực hiện. Những lúc gia đình hội viên có công, có việc hay đau ốm, tất cả các hội viên khác đều đến làm giúp công việc như cấy, gặt... lấy công mỗi người 12.000 đồng/buổi và dùng số tiền đó đóng quỹ để duy trì sinh hoạt và cho hội viên khó khăn vay vốn”. Bên cạnh đó, chi hội cũng thành lập quỹ tương trợ, mỗi năm đóng 60.000 đồng/hội viên nhằm có thêm quỹ chi phí cho hoạt động và hỗ trợ những   hội viên có nhu cầu vay vốn. Nhờ   vậy, nhiều hội viên đã cải thiện được kinh tế gia đình, làm ăn có lãi, trả đủ vốn vay.

Chị Xa Thị Mừng, hội viên thoát nghèo nhờ vay vốn từ mô hình “Tổ đổi công” cho biết: “Năm 2014, tôi vay 2 loại quỹ được hơn 3 triệu đồng, cộng thêm số vốn của gia đình mua bò về nuôi. Đầu năm 2016, tôi bán bò và mua lợn, đến nay gia đình có 12 con lợn bản địa và lợn thịt, 7 con trâu, bò, khoảng 100 con gia cầm. Thu nhập bình quân đầu người đạt từ 9 - 10 triệu đồng/năm (tăng 3 triệu đồng so với thời điểm trước khi vay vốn). Nhờ đó, tôi trả đủ số vốn đã vay ban đầu của chi hội, đời sống ổn định”. Không riêng gia đình chị Mừng mà nhiều gia đình hội viên khác như: Xa Thị Dịu, Hà Thị Vinh, Hà Thị Yêu, Xa Thanh Vân… cũng chung niềm vui đó.

 

Mô hình “Tổ đổi công” xã Giáp Đắt có 16 tổ/8 xóm, mỗi tổ từ 15 - 16 thành viên. Ngoài chi hội phụ nữ xóm Đắt 4 còn nhiều chi hội tiêu biểu trong thực hiện hiệu quả mô hình như xóm Thu Lu, Bao, Đắt 2, mỗi năm đều đóng góp được 7 triệu đồng trở lên tiền quỹ chi hội nhờ việc luân phiên giúp nhau trong công việc. Đồng chí Xa Thị Nhường, Chủ tịch Hội LHPN xã Giáp Đắt cho biết: “Hoạt động trên cơ chế vừa gây quỹ, vừa giúp nhau chúng tôi đã vận động 100% hội viên tích cực tham gia. Việc giúp nhau không chỉ tăng thêm tình đoàn kết giữa các hội viên mà còn thể hiện trách nhiệm của từng cá nhân. Đồng thời, giảm chi phí thuê nhân công cho gia đình hội viên, vừa tăng thêm nguồn quỹ giúp duy trì hoạt động cho các chi hội”. Năm 2015, hơn 200 hội viên các chi hội đã tham gia giúp đỡ bằng ngày công cho gần 20 gia đình hội viên làm nương rẫy, cấy lúa, lấy củi… nâng tổng số tiền tiết kiệm của các chi hội lên hơn 20 triệu đồng. Ngoài ra, Hội phụ nữ xã cũng giúp 79 hội viên vay vốn để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.

 

Cũng theo đồng chí Chủ tịch Hội LHPN xã, để mô hình này hoạt động được hiệu quả hơn, Hội đã tổ chức họp rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện hàng tháng, quý. Hội phát động phong trào thi đua thực hiện tốt mô hình giữa các tổ với nhau và có hình thức khen thưởng hợp lý cho các tổ, cá nhân có thành tích tốt. Thông qua đó, các tổ tích cực thi đua tạo nên một làn sóng lan tỏa mạnh mẽ trên toàn xã, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động. Cũng nhờ việc thường xuyên tham gia, nhiều chị em cũng bớt e dè, tích cực tham gia sinh hoạt, hoạt động của hội, đoàn thể trong các phong trào văn nghệ, TD-TT… Mô hình “Tổ đổi công” ở xã Giáp Đắt thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cả về tinh thần lẫn vật chất cho phụ nữ nơi vùng cao còn nhiều khó khăn này.

 

                                                                             Thanh Sơn

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Những tấm gương thoát nghèo nhờ vốn chính sách ở xã Hiền Lương

(HBĐT) - Từ vùng chuyển dân sông Đà, hai anh em anh Hà Văn Thức và Hà Văn Tiên về tái định cư ở xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) trong hoàn cảnh đất sản xuất không có, thu nhập từ nghề đánh bắt thủy sản bấp bênh. Song bằng sự cần cù, chịu khó cộng với được tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, cuộc sống của họ cải thiện dần. Cùng xuất phát điểm là hộ nghèo, sau 5 năm, hai gia đình anh Thức và anh Tiên đã ra khỏi diện hộ nghèo vào năm 2013.

Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 81,4% dự toán

(HBĐT) - 9 tháng qua, tổng thu NSNN trên địa bàn thành phố Hòa Bình ước thực hiện 197 tỷ đồng, đạt 81,4% dự toán.

Chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Lào

(HBĐT) - Ngày 1/9/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 124/ 2016/NĐ-CP quy định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Lào. Theo đó:

Huyện Tân Lạc - dân giàu từ trồng bưởi

(HBĐT) - Khác hẳn với nhận định, đồn đoán về một vụ bưởi kém năng suất do thời tiết bất thường, hanh khô, mưa sớm và sâu bệnh, huy?n Tân Lạc chính thức bước vào vụ bưởi mới đầy lạc quan. Bưởi Tân Lạc năm nay vẫn đơm hoa, kết trái, được mùa, tiếp tục đem lại cơ hội làm giàu cho người dân.

Hiệu quả từ mô hình trồng bí xanh

(HBĐT) - Dọc hai bên đường dẫn tới trụ sở UBND xã Đoàn Kết (Yên Thủy), chúng tôi bất ngờ khi thấy nhiều chiếc xe tải chất đầy bí xanh đang lần lượt ra về. Dưới những cánh đồng xanh mướt, nhiều thương lái thu mua sản phẩm ngay tại vườn. Qua hỏi thăm bà con được biết, trong những năm gần đây, người dân tích cực cải tạo vườn tạp, năng động chuyển đổi đất trồng lúa 1 vụ sang trồng bí xanh đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bình quân năng suất lúa vụ mùa ước đạt 52 tạ/ha

(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa đánh giá sơ bộ kết quả sản xuất vụ mùa, hè thu năm 2016. Theo đó, năng suất lúa bình quân ước đạt 52 tạ/ha, với diện tích gieo cấy toàn tỉnh 23.421 ha, tổng sản lượng lúa đạt khoảng 121.789 tấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục