(HBĐT) - Trước năm 2010, huyện Tân Lạc gần như “trắng” về CN -TTCN. Theo thống kê đến thời điểm này, trên địa bàn có 30 doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực CN - TTCN, bao gồm: 11 cơ sở mộc dân dụng, chế biến gỗ, 8 cơ sở sản xuất, khai thác đá, vật liệu xây dựng, 1 doanh nghiệp may mặc, 1 cơ sở chế biến tinh bột và 2 cơ sở dệt thổ cẩm, trang phục dân tộc. Ngoài ra có khoảng 300 hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ.
Ngành nghề TTCN trên địa bàn huyện Tân Lạc phát triển chưa xứng tiềm năng. ảnh: Nghề dệt truyền thống xã Đông Lai tạo việc làm cho khoảng 60 lao động, thu nhập bình quân gần 2 triệu đồng /tháng.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của đồng chí Đinh Duy Khải, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, về sản xuất công nghiệp, trên địa bàn có 1 xưởng may của Công ty Việt - Hàn, 1 nhà máy chế biến tinh bột sắn. Trước năm 2014 có 1 cơ sở sản xuất đúc quặng nhưng sau một thời gian làm ăn không hiệu quả đã phá sản (Phú Sơn Hà). Về TTCN có HTX Suối Hai tại xã Thanh Hối ngoài dệt thổ cẩm còn mở rộng thêm nghề mộc và trồng nấm. Năm 2014, cụm công nghiệp Đông Lai - Thanh Hối hoàn thành với diện tích 28, 9 ha nhưng cho đến nay mới thu hút được 1 doanh nghiệp. Thực trạng phát triển CN - TTCN của huyện phụ thuộc vào nguyên nhân khách quan và cả nguyên nhân chủ quan. Trên thực tế, vấn đề thu hút đầu tư vào địa bàn gặp nhiều khó khăn do điều kiện vị trí địa lý, hạ tầng. Thêm vào đó, môi trường đầu tư chưa thuận lợi, cơ chế thu hút chưa hấp dẫn.
Do vậy, thời gian qua, CN –TTCN của huyện vẫn duy trì tăng trưởng nhưng chậm chạp, không có sự bứt phá. Tổng giá trị 9 tháng năm 2016 đạt 327, 67 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch năm, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2015. Các sản phẩm chủ yếu như đá xây dựng, gạch nung, chế biến tinh bột sắn và sản phẩm khác. Tìm giải pháp phát triển CN -TTCN giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo, UBND huyện khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia phát triển CN - TTCN trên địa bàn. Mặt khác, đưa ra chương trình hành động cụ thể với mục tiêu tạo được sức hút đủ hấp dẫn để dành được sự đầu tư từ các nguồn xã hội hóa phát triển CN – TTCN và hạ tầng thương mại dịch vụ. Đẩy nhanh tiến độ tỷ lệ lấp đầy tại các cụm công nghiệp đã được phê duyệt. Phát triển CN - TTCN mang tính bền vững, thân thiện với môi trường. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Nhóm giải pháp đang được huyện tập trung triển khai là đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo bước chuyển về chất mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với doanh nghiệp, công dân. Nâng cao năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong ứng xử, phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành để hỗ trợ các nhà đầu tư chủ động nghiên cứu, đề xuất cải tiến các thủ tục đầu tư, kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách hành chính đi đôi với đổi mới tác phong làm việc, phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông”. Triển khai công tác quản lý các cụm công nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, việc lập và triển khai thực hiện quy hoạch đô thị gắn kết với quy hoạch nội bộ ngành dịch vụ. Minh bạch hóa thông tin bằng cách phổ biến các văn bản pháp quy, thông qua kết nối website của huyện với cổng giao tiếp điện tử của tỉnh để doanh nghiệp tiếp cận. Kêu gọi đầu tư phát triển làng nghề với du lịch. Đẩy mạnh phát triển CN – TTCN trong nông nghiệp, nông thôn thông qua phối hợp tổ chức các đợt thăm quan, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường trong nước. Phát triển nguồn nhân lực của huyện trở thành động lực nội sinh mạnh mẽ cho quá trình phát triển CN bằng việc cụ thể kế hoạch vốn cho công tác phổ cập bậc trung học, công tác đào tạo việc làm và chỉ đạo ngành hữu quan phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề mở các khóa đào tạo tập trung tại chỗ cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động bị mất đất do thu hồi xây dựng đô thị, xây dựng khu, cụm công nghiệp.
Bùi Minh
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh (NHNN tỉnh) đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam và UBND tỉnh để chủ động xây dựng các giải pháp chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2016.
(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về việc thực hiện công bố thông tin của DNNN.
(HBĐT) - Vừa qua, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ ngành NN&PTNT 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2016.
(HBĐT) - Cây ăn quả có múi được xác định là 1 trong 3 loại cây chủ lực trong quá trình thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Diện tích cây ăn quả có múi của cả tỉnh gần 5.000 ha. Diện tích trồng bưởi gần 2.000 ha, trong đó diện tích bưởi đỏ khoảng 900 ha và được trồng khá tập trung. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thương hiệu sản phẩm. Qua tìm hiểu được biết, cây bưởi đỏ già nhất hiện nay có tuổi đời 34 năm. Đến nay có nhiều cơ sở để chứng minh giống bưởi này dù hoàn toàn không có chủ đích nhưng nó là sản phẩm lai hữu tính có nguồn gốc từ vùng Tân Lạc và là loài cây bản địa của địa phương. Đây là lợi thế quan trọng để phát triển thương hiệu bưởi đỏ Hoà Bình so với các giống bưởi khác.
(HBĐT) - Hiện tại, các KCN trong tỉnh có 63 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 18 dự án FDI với vốn đăng ký 395,9 triệu USD và 45 dự án đầu tư trong nước vốn đăng ký 8.141,9 tỷ đồng.
(HBĐT) - 9 tháng năm nay, các ngân hàng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn tích cực huy động các nguồn vốn, mở rộng tín dụng theo hướng đáp ứng có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở địa phương, chú trọng đầu tư, cho vay các ngành nghề truyền thống, kinh doanh dịch vụ, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động.