(HBĐT) - Là xã thuộc khu vực 135, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, những năm qua, xã Hợp Đồng (Kim Bôi) tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế với những hướng đi phù hợp. Một trong số đó phải kể đến mô hình trồng cỏ vỗ béo trâu, bò.

 

  Trồng cỏ nuôi trâu, bò vỗ béo đang trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Hợp Đồng (Kim Bôi). ảnh: ông Đinh Công Ban, xóm Sằn chăm sóc đàn trâu của gia đình.

Theo đồng chí Bùi Tiến Sỹ, Chủ tịch UBND xã Hợp Đồng cho biết: Với diện tích ruộng bình quân chỉ có 300 m2 /người/vụ không đảm bảo thu nhập nên lao động đi làm ăn xa của xã khá cao. Tính đến nay, kết quả rà soát hộ nghèo đa chiều của xã còn 43%, thu nhập bình quân dự kiến đến hết năm 2016 mới đạt khoảng 9, 7 triệu đồng. Trong xây dựng NTM, xã đạt 11 tiêu chí, trong đó, vấn đề nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những bài toán khó. Xác định, muốn thoát nghèo phải tìm cây, con phù hợp với tiềm năng lợi thế. Vì vậy, xã chú trọng vào phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thế nhưng không phải tất cả các xóm có bãi chăn thả nên việc chuyển sang trồng cỏ để vỗ béo trâu, bò là tất yếu.

 

Đưa chúng tôi đến xóm Sằn, đồng chí Bùi Văn Anh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hợp Đồng cho hay, dù không phải xóm nuôi nhiều nhất nhưng Sằn là xóm đầu tiên phát triển mô hình trồng cỏ, vỗ béo trâu, bò. Chúng tôi ghé thăm gia đình ông Đinh Công Ban, một trong những hộ nuôi nhốt nhiều trâu nhất xóm. Theo chia sẻ của ông Ban, gần chục năm qua, gia đình ông duy trì nuôi từ 5 - 6 con trâu gồm trâu đực và trâu sinh sản. “Trước đây, nuôi bán chăn thả, trâu không đủ cỏ nên phát triển chậm. Từ khi tận dụng diện tích đất gò, bãi và dọc bờ suối Khú trồng cỏ voi đã đảm bảo đủ cỏ cho trâu ăn” - ông Ban cho biết. Hiện tại, trong chuồng nuôi của gia đình ông Ban có 5 con trâu, trong đó có 1 trâu đực. Con trâu này gần 3 năm tuổi, được thương lái trả giá 37 triệu đồng nhưng ông Ban chưa bán.

 

Kế bên nhà ông Ban, gia đình ông Đinh Công Dĩnh cũng trồng cỏ voi và đang nuôi vỗ béo 4 con trâu gồm 2 trâu đực và 2 trâu cái. ông Dĩnh cho biết: “Gia đình trồng gần 1 ha cỏ nên duy trì nuôi liên tục, cứ xuất lứa này lại mua giống về nuôi tiếp. 2 con trâu đực lúc mua giống hết 32 triệu đồng, nếu bây giờ bán được khoảng 58 triệu đồng, sau 16 tháng nuôi. So với trồng trọt và nuôi theo hình thức thả rông như trước thì hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều”. Theo nhẩm tính của ông Dĩnh, nếu chăm sóc tốt, mỗi năm, 1 con trâu nuôi vỗ béo cho thu lãi từ 8 - 10 triệu đồng. Điều quan trọng nhất là việc bán trâu rất dễ và giá ổn định.

 

Theo số liệu thống kê của UBND xã Hợp Đồng, hiện, ở xóm Sằn có 176 con trâu, tất cả đều nuôi theo hình thức trồng cỏ, vỗ béo. Hình thức chăn nuôi này đang được nhân rộng ra một số xóm như: Trạo, Sim Trong và Ký. Qua ghi nhận thực tế, dù mô hình đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực nhưng bà con ở xã vẫn chưa thật sự mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích ruộng sang trồng cỏ và tăng đàn. “Tính đến nay, tổng diện tích trồng cỏ của xã có 20 ha. Một số ruộng bạc màu hay bị hạn ở các xóm như Sim Trong, Đồi vẫn còn khá nhiều nên trong thời gian tới, chúng tôi vận động bà con chuyển sang trồng cỏ. UBND xã chỉ đạo cán bộ thú y, Trung tâm học tập cộng đồng tiếp tục tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho gia súc để bà con áp dụng, phấn đấu đưa mô hình trở thành động lực trong XĐ -GN” - đồng chí Bùi Tiến Sỹ, Chủ tịch UBND xã Hợp Đồng nhấn mạnh.

 

 

                                                                                   Viết Đào

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục