(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm gia đình ông Lê Văn Luyến, xóm Mỵ - một gia đình có kinh tế khá giả của xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình). ông Luyến là người đi đầu trong phát triển sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn. Trên diện tích 3 ha, gia đình ông tổ chức gọn gàng, nơi làm chuồng trại chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, nơi làm ao cá, chỗ quy hoạch trồng bưởi Diễn và trồng rừng sản xuất. Chỉ riêng nuôi lợn, ông luôn nuôi 30 lợn nái, có nguồn thu đều đặn. Nhìn vào cơ ngơi khang trang với đầy đủ tiện nghi cũng cho thấy thu nhập của gia đình ông vào dạng khá của xã. ông Luyến chia sẻ: Không chỉ gia đình tôi, quỹ đất trong xóm được người dân khai thác và sản xuất hết. Đời sống người dân đã thay đổi nhiều so với những năm trước. Nhà nào cũng xây dựng kiên cố. Đường giao thông được cứng hóa đến tận sân nhà...
Mô hình kinh tế gia trại đem lại thu nhập ổn định cho gia đình ông Lê Văn Luyến, xóm Mỵ, xã Yên Mông (TP Hòa Bình).
Yên Mông là xã vùng hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình, xã có tổng diện tích tự nhiên 2.450 ha. Trong đó, đất nông nghiệp trên 500 ha, đất phi nông nghiệp 361 ha. Xã chia thành 9 xóm phân bố dọc QL 70. 60% hộ thu nhập chủ yếu từ nông - lâm nghiệp. Xã đang khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng NTM. Đồng chí Hà Văn Thiểm, Chủ tịch UBND xã Yên Mông cho biết: So với các xã, phường khác của thành phố, Yên Mông có xuất phát điểm thấp kể cả hạ tầng và sản xuất. Vì vậy, công tác giảm nghèo luôn được cấp ủy, chính quyền xác định là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng NTM cũng như phát triển KT -XH. Đảng ủy xã ban hành nghị quyết về công tác xóa đói - giảm nghèo, xây dựng NTM. Trên cơ sở đó, UBND xã xây dựng kế hoạch, lộ trình để tổ chức thực hiện. Trong đó, xác định tranh thủ tối đa các nguồn lực giúp đỡ và vận động người dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua lao động sản xuất, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, trồng trọt, phát triển các ngành nghề phụ. Đối với sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ. Yên Mông đã khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai và lao động. Nhờ áp dụng tiến bộ KH -KT vào sản xuất, năng suất lúa và các cây màu luôn ở mức cao, xã bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Người dân được tiếp cận với KH -KT để phát triển sản xuất, trình độ thâm canh được nâng lên rõ rệt. Nhiều mô hình được thực hiện trên địa bàn có hiệu quả như: chăn nuôi lợn, trồng rau tập trung; hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo nuôi bò; mở rộng quy mô sản xuất cửa nhôm kính... Cùng với đó, người dân được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển sản xuất với dư nợ từ 10-12 tỷ đồng, vốn vay được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích góp phần phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Người dân tích cực cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển triển kinh tế hộ gia đình theo hướng nông trại, gia trại đem lại hiệu quả cao. Đến nay, xã đã chuyển đổi một phần diện tích sang trồng cây có múi, cam, quýt, bưởi Diễn, chuối tiêu hồng... Bên cạnh đó, các ngành nghề kinh doanh, buôn bán, xay xát, sản xuất vật liệu xây dựng, mây - giang đan cũng tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Từ các nguồn vốn hỗ trợ và nội lực từ người dân, xã Yên Mông đã phát triển mạnh mẽ hạ tầng, cơ sở vật chất. Đến nay, QL 70 đi qua địa bàn gần 9 km được cứng hóa; 86,3% đường thôn, liên thôn; 76,9% đường ngõ xóm, 56% đường nội đồng được cứng hóa. 80% kênh mương được cứng hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Hiện, 96% hộ được sử dụng điện, 98% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 2/3 trường học đạt chuẩn quốc gia... Nhờ đó, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của xã mới đạt 11 triệu đồng, đến nay đã đạt 42 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 34/838 hộ.
Linh Trang
(HBĐT) - Ngày 18/10, UBND tỉnh đã tổ chức họp triển khai kế hoạch tổ chức Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình 2016 trong dịp Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban tổ chức Lễ kỷ niệm chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và lãnh đạo 11 huyện, thành phố.
(HBĐT) - Đó là nội dung được UBND tỉnh thống nhất tại cuộc họp tổ chức vào ngày 18/10 về chương trình Hội chợ triển lãm sản phẩm CN – TTCN và hàng tiêu dùng khu vực miền Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2016. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
(HBĐT) - LTS: Nhân dịp kỷ niệm 130 năm thành lập huyện Lương Sơn, trao đổi với PV Báo Hòa Bình, đồng chí Nguyễn Vũ Chi, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: “Lương Sơn đang sở hữu những lợi thế đặc thù và đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ. Huyện huy động tối đa các nguồn lực thực hiện mục tiêu xây dựng Lương Sơn sớm trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh”.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn là một trong những địa phương làm tốt công tác xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn, tạo điều kiện thúc đẩy KT -XH phát triển mạnh mẽ. Trong đó, lãnh đạo huyện đã tập trung chỉ đạo chương trình xây dựng NTM theo đúng lộ trình, góp phần thúc đẩy đời sống của người dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Trước năm 2010, huyện Tân Lạc gần như “trắng” về CN -TTCN. Theo thống kê đến thời điểm này, trên địa bàn có 30 doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực CN - TTCN, bao gồm: 11 cơ sở mộc dân dụng, chế biến gỗ, 8 cơ sở sản xuất, khai thác đá, vật liệu xây dựng, 1 doanh nghiệp may mặc, 1 cơ sở chế biến tinh bột và 2 cơ sở dệt thổ cẩm, trang phục dân tộc. Ngoài ra có khoảng 300 hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ.
(HBĐT) - Sáng 17/10, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá sơ kết hoạt động 9 tháng và đề ra phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Tham dự hội nghị có các đồng chí thành viên Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh -Trưởng Ban đại diện-Hội đồng quản trị NHCSXH chủ trì hội nghị.