(HBĐT) - Cách đây hơn 10 năm, một số người dân thôn Sỏi, xã Phú Thành (Lạc Thủy) bắt đầu biết đến, theo học và làm nghề chế tác đá cảnh. Cho đến nay đã có 70 hộ làm nghề. Tháng 12/2015, nơi đây chính thức được UBND tỉnh công nhận làng nghề.

 

Nghệ nhân Lê Văn Thảo, thôn Sỏi, xã Phú Thành (Lạc Thủy) (ngoài cùng bên trái) hướng dẫn công nhân tại xưởng chế tác đá cảnh.

Ông Lê Văn Thảo, một nghệ nhân chế tác đá cảnh trong thôn chia sẻ: Ban đầu chỉ vì đam mê và khát khao được sáng tạo. Dần dà, nhận thấy nguồn đá để làm nguyên liệu có sẵn ở địa phương. Nghề chế tác đá cảnh lại có hiệu quả nhanh vì sản phẩm có giá trị kinh tế cao nên ông và các hộ khác quyết tâm theo đuổi, phát triển. Với đôi tay khéo léo và con mắt nghệ thuật, ông Thảo cùng các công nhân ở xưởng mình đã tạo ra nhiều tác phẩm đá cảnh độc đáo, có giá trị cả về kinh tế lẫn tinh thần. Hiện nay, ông đã tạo việc làm cho 5 công nhân lao động tại xưởng với mức lương 5 triệu đồng/người/tháng. Hầu hết các sản phẩm được chế tác theo yêu cầu của khách đặt hàng. Một sản phẩm khi hoàn thiện xong có giá thành dao động từ vài chục tới hàng trăm triệu đồng, tùy vào kích thước và độ khó trong quá trình chế tác. Không riêng gia đình ông Thảo mà nhiều hộ dân nơi đây cũng ngày càng khá lên nhờ nghề chế tác đá cảnh.  

Để làng nghề chế tác đá cảnh thôn Sỏi phát triển và mở rộng quy mô, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, cấp ủy, chính quyền xã đã quan tâm hỗ trợ, kịp thời khích lệ, động viên những hộ làm nghề. Cụ thể, xã phối hợp với Trung tâm dạy nghề của tỉnh mở lớp đào tạo chế tác đá và cấp chứng chỉ cho học viên; tổ chức thăm quan mô hình chế tác đá cảnh tại Ninh Bình tạo cơ hội cho các nghệ nhân và học viên được học hỏi, giao lưu kinh nghiệm tiếp cận với KHKT hiện đại góp phần cải thiện và nâng cao tay nghề. Bên cạnh vấn đề về đào tạo, xóm, xã cũng đặc biệt chú trọng đến quảng bá hình ảnh, đưa các sản phẩm từ đá cảnh đến gần với khách hàng ở nhiều nơi trên cả nước qua việc ưu tiên đăng ký gian hàng trưng bày đá cảnh nghệ thuật ở các Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao hàng năm.  

Về thôn Sỏi hôm nay, không khí sản xuất đá cảnh nghệ thuật ngày càng sôi động. Tiếng máy xẻ đá, âm thanh leng keng từ công đoạn đục đẽo, chế tác vang vọng khắp thôn. Trong các xưởng sản xuất, nghệ nhân hăng say lao động, tỉ mỉ mài dũa từng chi tiết nhỏ trên đá. Thanh niên hào hứng học nghề, chăm chú quan sát và lắng nghe bài học từ các nghệ nhân.  

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề thôn Sỏi từ sau khi được công nhận làng nghề ngày càng mở rộng, được khách hàng ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đặt hàng. Hiện có 60 nghệ nhân được cấp chứng chỉ và có tay nghề cao. Thu nhập của người dân tăng lên đáng kể, từ một thôn chủ yếu dựa vào nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp, bình quân thu nhập đạt 20 - 30 triệu đồng/hộ/năm, đến nay, thu nhập của các hộ làm đá cảnh thôn Sỏi đã tăng gấp năm, gấp mười lần, có hộ thu nhập cao nhất đạt tới 300 triệu đồng/năm, tiêu biểu như hộ ông Nguyễn Văn Phú, Trần Văn Anh, Lê Văn Thảo…

 

                                                             Thu Hằng  

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Việt Nam mong muốn sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam mong muốn sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU bởi hiệp định sẽ mang lại nhiều lợi ích cho 2 bên.

Công bố trên 1.400 thủ tục hành chính

(HBĐT) - Thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn tỉnh được quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Các TTHC ở cả 3 cấp được UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, đơn giản hoá, rút ngắn thời gian giải quyết.

Triển vọng trồng rau Hàn Quốc ở vùng cao Tân Lạc

(HBĐT) - Tháng 6/2016, tổ chức GNI (Hàn Quốc) khảo sát, đánh giá điều kiện tự nhiên 4 xã vùng cao của huyện Tân Lạc gồm Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn, Ngòi Hoa, từ đó lựa chọn 2 xã có khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng, phù hợp là Quyết Chiến, Lũng Vân để viện trợ nông dân trồng thử nghiệm các giống rau Hàn Quốc. Mô hình được thực hiện thành công đã mở ra hướng đi mới trong sản xuất rau an toàn, khai thác tiềm năng phát triển kinh tế về nông nghiệp, đặc biệt là về các loại rau ở vùng cao.

Thành phố Hòa Bình phát triển thương mại - dịch vụ

(HBĐT) - Năm 2006, TP Hòa Bình mới chỉ có 2.870 cơ sở kinh doanh trong đó có 2.795 hộ kinh doanh cá thể, 75 doanh nghiệp kinh doanh với tổng số 4.805 lao động hoạt động trong lĩnh vực TM- DV; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt xấp xỉ 490 tỷ đồng. Sau 10 năm, tính riêng số doanh nghiệp kinh doanh đã tăng gần 5 lần với 355 doanh nghiệp, 4.566 lao động, hình thành 3 trung tâm thương mại, hàng nghìn cửa hàng mọc lên đáp ứng tốt hơn nhu cầu SX-KD của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2016 ước đạt 6.100 tỷ đồng. Đó là những con số biết nói, minh chứng sinh động bước tăng trưởng ngành TM- DV của thành phố.

Cấp giấy chứng nhận đối với khu đất nằm trên nhiều đơn vị hành chính

(HBĐT) - Bà Lê Thị Oanh (Yên Thuỷ) hỏi: Trường hợp khu đất của một người sử dụng nằm trên nhiều đơn vị hành chính thì cấp GCNQSDĐ như thế nào?

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam làm việc tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 1/11, Đoàn công tác Bộ NN&PTNT do Thứ Trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đã về thăm và làm việc với huyện Lương Sơn về phát triển vùng nguyên liệu rau hữu cơ, rau an toàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục