(HBĐT) - Tuy chưa thoát nghèo nhưng hơn 20 hộ có hoàn cảnh khó khăn được sự trợ giúp từ “Ngân hàng bò” ở huyện Đà Bắc đã có thêm “điểm tựa” để từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. Đó là hiệu quả bước đầu mà Dự án “Ngân hàng bò” mang lại - một dự án thiết thực đã được Hội Chữ thập đỏ huyện Đà Bắc triển khai từ năm 2013 đến nay.

 

Tại xã Tiền Phong, con đường từ trung tâm xã về đến các xóm đặc biệt khó khăn đã dễ đi hơn nhưng khó khăn vẫn chồng chất đối với đời sống của người dân, đặc biệt là với các hộ thuộc diện nghèo trong xóm. Cũng giống như gia đình anh Xa Văn Hoàng trước kia, gia đình ông Bùi Văn Toán rất vui khi được nhận đôi bò giống từ Dự án “Ngân hàng bò” của Hội Chữ thập đỏ huyện Đà Bắc trao tặng. Nhà ông Toán có 500 m2 ruộng nhưng sản xuất nông nghiệp bấp bênh, lúa cấy may ra chỉ đủ ăn nên hai vợ chồng phải đi làm thuê nuôi hai con ăn học. Cuộc sống chật vật qua ngày nên cái đói, cái nghèo cứ mãi đeo bám. May mắn được dự án hỗ trợ bò giống, đến nay, đôi bò nhà ông Toán phát triển tốt, trong đó một con đã sinh sản được bê con. “Đó chính là “điểm tựa” để gia đình tôi giảm bớt khó khăn và vươn lên thoát nghèo” - ông Bùi Văn Toán phấn khởi cho biết.

 

Cùng với gia đình ông Bùi Văn Toán và anh Xa Văn Hoàng ở xã Tiền Phong, trên địa bàn huyện Đà Bắc có 23 hộ gia đình khó khăn được trao tặng bò giống từ Dự án “Ngân hàng bò” của Hội Chữ thập đỏ huyện. Đây là dự án nằm trong khuôn khổ chương trình “Ngân hàng bò” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ phát động, Hội Chữ thập đỏ huyện  Đà Bắc đã tổ chức phát động phong trào quyên góp, ủng hộ trong các tập thể và nhân dân, qua đó tạo thêm nguồn lực đối ứng để mua bò giống trao tặng cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Thông qua vận động, quyên góp, từ tháng 10/2013 đến nay, Hội đã mua được 16 con bò sinh sản trao cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong đó, tổ chức trao bò đợt 1 cho 12 hộ thuộc các xã: Đồng Nghê, Mường Tuổng, Hiền Lương, Tân Minh, Tân Pheo, Đồng Ruộng, Trung Thành, Tu Lý, Hào Lý, Vầy Nưa, Tiền Phong và thị trấn Đà Bắc. Đợt 2 được trao cho các hộ ở xã: Cao Sơn, Tu Lý và Tiền Phong. Sau khi được các gia đình tiếp nhận và chăm sóc chu đáo, đến nay, trong 16 con bò giống ban đầu đã có 7 con sinh sản được 7 con bê. Số bò còn lại đang mang thai, hứa hẹn nâng tổng đàn trong thời gian tới, đồng nghĩa với số hộ khó khăn được nhận bò sẽ tiếp tục gia tăng. 

 

Bà Xa Thị Huyền, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Đà Bắc cho biết: Tính nhân văn của Dự án không chỉ nằm ở việc trao tặng bò một lần cho các hộ mà với mỗi con bò sinh sản được trao, những con bê đầu tiên của các hộ khi đủ 1 năm tuổi sẽ được giao lại cho Ban quản lý Dự án để trao cho các hộ khác. Chính vì vậy, từ 16 con bò giống ban đầu, đến nay, Ban quản lý Dự án đã trao thêm 7 con cho 7 hộ, qua đó thiết thực nhân rộng quy mô của dự án, gia tăng số hộ được hưởng lợi. Bên cạnh đó, việc trao tặng bò giống cũng đã được Ban chỉ đạo thực hiện chương trình “Ngân hàng bò” huyện triển khai một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng đối tượng. Khi thực hiện chương trình, Ban chỉ đạo chủ động phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương tổ chức họp xóm bình xét, lựa chọn hộ hưởng lợi phù hợp với các tiêu chí của chương trình. Lựa chọn và tiến hành mua bò, tập huấn cho các hộ về kỹ thuật chăn nuôi, trang bị tài liệu về chăn nuôi, cách hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng, cung cấp tài liệu tư vấn hỗ trợ thoát nghèo và tích cực giám sát các hoạt động của chương trình... Nhờ đó, Dự án “Ngân hàng bò” được triển khai thuận lợi, bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực giúp các hộ nghèo có thêm “điểm tựa” kinh tế tự thoát nghèo.

           

 

                                                                         Thu Trang

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Huyện Lương Sơn phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

(HBĐT) - Canh tác hữu cơ hiện nay đang được nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn quan tâm trong bối cảnh thực phẩm không an toàn tràn lan trên thị trường. Người nông dân cũng bị ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe khi hàng ngày, hàng giờ họ phải tiếp xúc với phân bón và thuốc trừ sâu hóa học cho cây trồng.

Nuôi ong lấy mật - hướng đi tiềm năng ở xã Hợp Đồng

(HBĐT) - Vài năm trở lại đây, tận dụng điều kiện tự nhiên, một số hộ dân ở xã Hợp Đồng (Kim Bôi) phát triển mô hình nuôi ong lấy mật đem lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, hiện mô hình này chưa được nhân rộng tương xứng với tiềm năng.

Thực hiện phong trào thi đua “Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”.

Xử phạt gần 1, 8 tỷ đồng trong sản xuất - kinh doanh thương mại

(HBĐT) - Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong 10 tháng qua vẫn phát sinh nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Vi phạm chủ yếu về an toàn thực phẩm, kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, nhãn hàng hóa và một số hành vi gian lận thương mại khác. Lực lượng QLTT đã kiểm tra, phối hợp kiểm tra 2.844 trường hợp, tổng số tiền phạt vi phạm hành chính và hàng hóa tịch thu trị giá trên 2, 1 tỷ đồng, trong đó tiền phạt vi phạm hành chính gần 1, 8 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 17.950 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 22.050 tỷ đồng, tăng 14,75% so với cùng kỳ năm trước, bằng 87,75% kế hoạch năm. Trong 10 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 9,41% so với cùng kỳ năm trước.

Nuôi lợn an toàn thực phẩm ở xã Yên Mông

(HBĐT) - Là xã vùng ven thành phố Hòa Bình, Yên Mông có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, chủ yếu là nuôi lợn sinh sản, lợn thịt. Trước yêu cầu của thị trường về nguồn thực phẩm sạch, một số hộ dân đã chuyển hướng chăn nuôi theo phương thức an toàn. Mô hình đang được triển khai nhân rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục