(HBĐT) - Nếu so với thời điểm 31/12/2015, số nợ thuế của tỉnh đã tăng tới 6%, nâng tổng số tiền nợ thuế chiếm 7,5,% dự toán thu của năm 2016. Dù nợ thuế của tỉnh thấp hơn so với bình quân cả nước, những nếu không quyết liệt thực hiện các giải pháp các giải pháp chống nợ động tiền thuế thì số nợ thuế luôn có nguy cơ tăng cao.
Theo Cục thuế tỉnh: Số nợ đọng thuế đến ngày 30/9 là 288,3 tỷ đồng.trong đó nợ khó thu là 89,7 tỷ đồng, nợ có khả năng thu là 193,6 tỷ đồng và bằng 7,5% dự toán thu của năm 2016. Nếu so với thời điểm 31/12/2015, nợ đọng thuế đã tăng 17,5 tỷ đồng, tương ứng với 6%. Tại thời điểm 30/9 có một số doanh nghiệp có tiền nợ thuế lớn kéo dài như: Công ty CP Cơ khí lắp máy sông Đà- chi nhánh số 1 nợ 29,4 tỷ đồng, công ty Thành An 116 nợ 7,5 tỷ đồng; công ty CP Xây dựng 565 nợ 7,9 tỷ đồng; công ty CP Tập đoàn xây dựng Bình Minh nợ 15,5 tỷ đồng; công ty CP Mía đường Hòa Bình nợ 7,9 tỷ đồng; công ty CP Khoáng sản Hòa Bình nợ 7,3 tỷ đồng; công ty CP Tinh bột Phú Mỹ nợ 6,8 tỷ đồng; Công ty TNHH Trung Dũng nợ 5,9 tỷ đồng; công ty CP Đầu tư phát triển nhà và xây dựng Hòa Bình nợ 3,8 tỷ đồng; công ty Trường Thịnh nợ 4 tỷ đồng, công ty CP Xây dựng Hòa Bình nợ 3,6 tỷ đồng; Xí nghiệp khai thác đá và chế biến VLXD nợ 3,9 tỷ đồng; công ty TNHH Nông sản Tây Bắc nợ 3,6 tỷ đồng…
Cán bộ chi cục Thuế TP Hòa Bình kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế tại xưởng chế biến nông sản thuộc công ty TNHH MTV Thành Sơn.
Ông Bùi Anh Tấn, Cục trưởng Cục thuế cho biết: Nguyên nhân là do hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, không có khả năng về tài chính để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Trong kỳ, một số doanh nghiệp được điều chỉnh từ nợ chờ xử lý sang nợ có khả năng thu và tiền chậm nộp khoảng 10 tỷ đồng. Ngoài ra có một số doanh nghiệp chưa được ngân sách nhà nước thanh toán có số nợ thuế chờ điều chỉnh là 59,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công tác quản lý nợ chưa thực sự quyết liệt và hiệu quả.
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục thuế và UBND tỉnh, ngành thuế đã phối hợp với các ngành chức năng thực hiện các biện pháp quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. 9 tháng năm 2016 đã ban hành 50 thông báo không tính tiền chậm nộp với số thuế là 30,3 tỷ đồng; ban hành 8617 lượt thông báo mẫu số 07/QLN và 658 lượt quyết định cưỡng chế nợ với số tiền cưỡng chế là 224,3 tỷ đồng. Theo đó số thuế nợ thu được của năm 2015 qua 9 tháng- 2016 là 97,4 tỷ đồng. Đồng thời, Cục thuế đã công khai 110 lượt doanh nghiệp có có số nợ thuế theo hướng dẫn. Một số doanh nghiệp có số nợ thuế lớn như Tập đoàn Bình Minh cũng đã chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, từ chỗ nợ 35 tỷ đồng, hiện còn 15 tỷ đồng…
Nợ thuế của tỉnh Hòa Bình vẫn thấp hơn so với bình quân cả nước ( cả nước là 11-12%).Tuy nhiên nếu không quyết liệt thực hiện các giải pháp chống nợ động tiền thuế thì số nợ thuế luôn có nguy cơ tăng cao.
Ông Bùi Anh Tấn, Cục trưởng Cục thuế cho biết: Ngành thuế đang rà soát, phân loại nợ, tổng thợp chính xác số tiền nợ thuế, phân tích nguyên nhân của từng đối tượng nợ thuế để thu nợ hiệu quả. Trong đó tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế đúng thủ tục, trình tự quy định; phối hợp với các cơ quan như kho bac, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan KH&ĐT trong công tác thu hồi tiền nợ thuế vào ngân sách, tiếp tục thông tin và phối hợp trong việc khấu trừ giữ tiền thuế tại hệ thống ngân hàng và kho bạc; công khai thông tin đối với những trường hợp chây ỳ, không nộp tiền thuế đúng thời hạn theo quy định của Luật Quản lý thuế; tăng cường các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm số tiền nợ đến thời điểm 31/12/2016 không vượt chỉ tiêu của Tổng Cục thuế giao. Cục thuế cũng chủ trương nghiêm khắc xử lý trách nhiệm đối với cán bộ quản lý nợ thuế để tình trạng nợ thuế kéo dài, tiền nợ thuế tăng không có nguyên nhân và không có biện pháp xử lý.
Lê Chung
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN& PTNT, trong năm nay, tỉnh ta có thêm 6 xã về đích NTM. Theo đó, toàn tỉnh đã có 37 xã đạt 19 tiêu chí, chiếm 19,37% tổng số xã, tăng 3,14% so với năm 2015. Có 12 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 89 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 53 xã đạt 6 - 9 tiêu chí, không còn xã đạt dưới 6 tiêu chí.
(HBĐT) - Lạc Hưng là xã vùng sâu còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thủy. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã trên 49%, thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng/năm. Do đó, nguồn vốn chính sách đến tay bà con có thể coi là tiền đề xóa đói - giảm nghèo cho mảnh đất còn nhiều khó khăn này. Vốn của NHCSXH có tác động rất lớn đến phát triển KT-XH của xã, đặc biệt là đối với những hộ nghèo và cận nghèo.
(HBĐT) - Theo NHCSXH huyện Đà Bắc, hiện toàn huyện thực hiện 13 chương trình tín dụng chính sách. Đến hết tháng 10, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng 246.242 triệu đồng, hoàn thành 98,8% kế hoạch được giao, tăng 27.987 triệu đồng (13%) so với thời điểm đầu năm.
(HBĐT) - Hiện trên địa bàn huyện Lương Sơn thực hiện 14 chương trình tín dụng chính sách chủ yếu ủy thác qua 4 tổ chức Hội. Đến hết tháng 10, tổng dư nợ các chương trình tín dụng của huyện đạt 208.589 triệu đồng, trong đó dư nợ ủy thác qua Hội, đoàn thể 207.693 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99,7%/tổng dư nợ.
(HBĐT) -Theo NHCSXH huyện Mai Châu, năm 2016, nguồn vốn được giao của đơn vị là 222.016 triệu đồng, tăng 24.143 triệu đồng so với cuối năm 2015.
(HBĐT) - Là 1 trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác vốn vay ưu đãi, hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách giữa NHCSXH với Hội LHPN đã giúp hàng nghìn lượt phụ nữ có nhu cầu vay vốn được tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn ưu đãi. Hiện nay, Hội phụ nữ quản lý 761 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) với 28.131 hộ còn dư nợ, tổng dư nợ ủy thác 625.235 triệu đồng, chiếm 26,6% dư nợ/tổng dư nợ của 4 tổ chức chính trị - xã hội.