(HBĐT) - Là 1 trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác vốn vay ưu đãi, hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách giữa NHCSXH với Hội LHPN đã giúp hàng nghìn lượt phụ nữ có nhu cầu vay vốn được tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn ưu đãi. Hiện nay, Hội phụ nữ quản lý 761 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) với 28.131 hộ còn dư nợ, tổng dư nợ ủy thác 625.235 triệu đồng, chiếm 26,6% dư nợ/tổng dư nợ của 4 tổ chức chính trị - xã hội.
Trước đây, cuộc sống của gia đình chị Lường Thị Đạo ở xóm Nà Sò, xã Chiềng Châu (Mai Châu) rất khó khăn do đông con, ruộng ít, không có vốn phát triển kinh tế. Mặc dù đã 11 năm làm giáo viên mầm non nhưng đồng lương thấp không đủ sống, chị phải nghỉ ở nhà làm ruộng. Với diện tích 2.000 m2 có cần mẫn cũng chỉ thu 8 tấn lúa/năm, không đủ ăn. Thông qua Hội Phụ nữ, chị được vay 8 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo của NHCSXH để phát triển sản xuất, chăn nuôi, cuộc sống của gia đình chị đỡ vất vả hơn. Đến năm 2014, gia đình chị vay tiếp 30 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo đầu tư mua 2 con bò, đến nay phát triển lên 3 con. Đồng thời vay vốn chương trình HS-SV cho con đi học trung cấp. Giờ con đầu của chị đã ra trường đi làm và gửi tiền về trả nợ đều đặn cho ngân hàng. Chị Đạo chia sẻ: Nhờ sự quan tâm và tận tình hướng dẫn của cán bộ Hội PN, gia đình tôi được vay vốn NHCSXH, tạo điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Trong thời gian vay vốn, cán bộ Hội thường xuyên đến kiểm tra, động viên gia đình sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đảm bảo trả lãi và gốc đúng hạn cho ngân hàng. Gia đình tôi mong muốn tiếp tục được vay vốn nhiều hơn để thoát nghèo bền vững.
Từ vốn vay NHCSXH, gia đình chị Lường Thị Đạo, xóm Nà Sò, xã Chiềng Chầu (Mai Châu) đầu tư nuôi bò phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.
Có thể nói, nhiều năm qua, Hội Phụ nữ các cấp đã làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình, thực sự là cầu nối tín dụng thiết thực cho phụ nữ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách. Để bảo đảm nguồn vốn ưu đãi đến phụ nữ nghèo, cận nghèo có nhu cầu vay phát triển kinh tế, Hội Phụ nữ chỉ đạo các cấp Hội tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội; quy định của ngân hàng về cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác...
Trong hoạt động, các cấp Hội Phụ nữ phối hợp với NHCSXH hướng dẫn cán bộ Hội, cán bộ tổ TK&VV thực hiện đúng quy trình, công đoạn ủy thác cho vay. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ trưởng tổ TK&VV được thực hiện nghiêm túc, có chất lượng. Tổ chức Hội đã phân công cán bộ phụ trách địa bàn thường xuyên tham gia họp giao ban tại các điểm giao dịch cấp xã; định kỳ tổ chức sơ kết giữa Hội với NHCSXH để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc cũng như chấn chỉnh sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện. Nhờ đó, hoạt động ủy thác qua tổ chức Hội Phụ nữ ngày càng phát triển cả quy mô lẫn chất lượng, tính chuyên nghiệp trong hoạt động ủy thác được nâng cao.
Với nhiều cách làm mạnh dạn, sáng tạo, Hội Phụ nữ các cấp đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phụ nữ trong phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo trên cơ sở phát huy nội lực, tinh thần hợp tác tương thân, tương ái trong cộng đồng, coi trọng tính hiệu quả, bền vững. Cùng với NHCSXH dẫn vốn ưu đãi đến tận tay bà con, các cấp Hội luôn tạo điều kiện cho chị em tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT về chăn nuôi, trồng trọt, phương pháp quản lý nguồn vốn... nhiều chị mạnh dạn thay đổi suy nghĩ, cách làm, đầu tư chuyển đổi hình thức sản xuất, kinh doanh; chú trọng nuôi, trồng cây, con có giá trị kinh tế cao theo hướng trang trại và phát triển các ngành nghề truyền thống, từng bước cải thiện, nâng cao mức sống gia đình góp phần tích cực trong thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo và xây dựng NTM của tỉnh.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Luật Đầu tư công năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. Sau gần 2 năm Luật có hiệu lực thi hành, hoạt động đầu tư công trên địa bàn tỉnh được đánh giá nâng cao về quy mô, chất lượng. ở tất cả các khâu, từ nguồn vốn đầu tư công, kế hoạch đầu tư công, chuẩn bị đầu tư, lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chất lượng công trình, tiến độ thi công đều có sự thay đổi cơ bản.
(HBĐT) - Ngày 9/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thuê mặt nước nhằm sửa đổi, bổ sung Nghị định 46/2014/NĐ-CP. Trong đó, điểm cải cách mới được người nộp thuế đánh giá cao là các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất thuê…
(HBĐT) - Theo báo cáo của BCĐ 800 TP Hòa Bình, tổng kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn sự nghiệp chương trình xây dựng NTM 2 năm 2015 – 2016 của thành phố là 2.377, 49 triệu đồng, trong đó ngân sách T.ư 805 triệu đồng, ngân sách thành phố 574, 085 triệu đồng, nguồn dân góp 998, 405 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương thu hoạch các cây màu vụ hè – thu và tập trung trồng, chăm sóc cây màu vụ đông.
(HBĐT) - Nhiều năm trước cây chanh đào được người dân huyện Cao Phong chọn làm trồng cây “bờ rào”. Bởi cây có giá trị kinh tế không cao, điều kiện chăm sóc đơn giản hơn cây cam, quýt và có nhiều gai. Tuy nhiên, từ vụ chanh năm 2012, giá chanh tăng đột biến bởi quả chanh đào được sử dụng ngâm làm thuốc chữa bệnh. Từ một vài nghìn đồng một kg lên đến 50.000 - 60.000 đồng /kg. Trước hiệu quả kinh tế của cây chanh đào, nhiều hộ đầu tư mở rộng diện tích, bỏ ra diện tích lớn để trồng chứ không trồng để làm bờ rào như trước. Tuy chưa có thống kê đầy đủ về diện tích trồng chanh ở Cao Phong cũng như các huyện khác trong tỉnh nhưng diện tích và sản lượng hiện nay không hề nhỏ.
(HBĐT) - Kể từ tháng 9/2015, Sở NN & PTNT Hà Nội đã tổ chức đoàn cán bộ và các doanh nghiệp làm việc với các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm của tỉnh ta. Đồng thời, đi thăm quan một số cơ sở tiêu biểu của tỉnh sản xuất cam Cao Phong, nuôi cá lồng của Công ty TNHH MTV Minh Tín trên hồ sông Đà. Sau chương trình này, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm của Hà Nội đã kết nối trực tiếp với cơ sở sản xuất của tỉnh.