(HBĐT) - Vào mỗi buổi chợ phiên, anh Hà Văn Chiều, thú y viên xã Lũng Vân (Tân Lạc) có mặt tại điểm cung cấp dịch vụ thú y khu vực chợ Bò từ rất sớm. Công việc của anh là túc trực tại quầy, hễ có người chăn nuôi ghé vào kể bệnh gia súc, gia cầm, muốn nghe tư vấn mua loại thuốc, liều lượng dùng, anh đều lắng nghe, nắm bắt và hướng dẫn để bà con mua đúng thuốc, đúng liều giúp việc chữa trị cho vật nuôi hiệu quả.
Thú y viên xã Lũng Vân (Tân Lạc) tư vấn và hướng dẫn điều trị bệnh gia cầm cho người chăn nuôi.
Những ngày khác trong tuần khi không có chợ phiên, điểm cung cấp dịch vụ vẫn tiếp tục phát huy, mỗi khi cần đến, người chăn nuôi ở các xóm từ xóm Hượp, xóm Lở đến xóm Bò đều tìm đến địa chỉ quen thuộc để được tư vấn và cung cấp cơ số thuốc điều trị cần thiết cho gia súc, gia cầm bệnh.
Tại 9 xã khác gồm: Nam Sơn, Lỗ Sơn, Đông Lai, Ngổ Luông, Trung Hòa, Phú Vinh, Phú Cường, Mỹ Hòa, các điểm cung cấp dịch vụ cũng duy trì hiệu quả. Sau khi được Dự án PSARD chuyển giao kể từ tháng 10/2015 đến nay, các điểm cung cấp dịch vụ được Chi cục Chăn nuôi và Thú y quản lý trực tiếp. Mỗi điểm đều có thú y viên cơ sở đã qua đào tạo đáp ứng năng lực chuyên môn làm nòng cốt. Mặt khác, 10/10 điểm đều đảm bảo vốn quay vòng trên 2 triệu đồng cơ số thuốc với chủng loại thuốc chữa bệnh cho gia súc, gia cầm từ thuốc chữa tiêu chảy, phòng cúm ở gà, chữa các bệnh về đường hô hấp, giun, sán… Trong đó một số điểm phát triển như xã Phú Cường, xã Đông Lai đầu tư cơ số thuốc quay vòng trị giá trên, dưới 4 triệu đồng.
Đồng chí Bùi Văn Tứ, Trưởng Trạm thú y huyện cho biết: Trước đây, vai trò của cán bộ thú y địa bàn đối với công tác phòng, chống bệnh khá mờ nhạt, một bộ phận chưa được tập huấn kỹ năng, kỹ thuật chẩn đoán bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Mặt khác, chưa được trang bị cơ số thuốc thông thường đáp ứng nhu cầu. Nhờ có những điểm cung cấp dịch vụ hữu dụng này mà người dân, nhất là người dân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa được hưởng lợi. Cán bộ thú y cơ sở được nâng cao trình độ tay nghề, năng lực chẩn đoán bệnh thông qua hỗ trợ kỹ thuật của Dự án PSARD. Dự án còn hỗ trợ xây dựng điểm cung cấp, trang bị tủ thuốc với hàng chục loại thuốc chữa bệnh thông thường cho gia súc, gia cầm giúp người chăn nuôi vùng cao, vùng sâu, vùng xa không phải lặn lội ra tận phố huyện để mua thuốc chữa cho vật nuôi bị bệnh như trước.
Toàn huyện hiện có tổng đàn trên 22.000 con trâu, bò, 38.000 con lợn, 540.000 con gia cầm, 14.000 con chó và 2.000 con dê. Kể từ năm 2016 đến nay, mặc dù tình hình dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm có những diễn biến phức tạp tại các địa phương trong cả nước, một vài địa bàn của tỉnh ta, song tất cả các xã, thị trấn của huyện không để xảy ra bệnh dịch nguy hiểm, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ổn định. Thành công trong việc bảo vệ tổng đàn vật nuôi có sự góp phần không nhỏ của các điểm cung cấp dịch vụ thú y đang hoạt động chẩn đoán đúng bệnh, cung ứng thuốc nhanh chóng và điều trị bệnh kịp thời cho gia súc, gia cầm.
Bùi Minh
(HBĐT) - Đoàn công tác của Sở GTVT vừa có buổi làm việc với UBND huyện Yên Thuỷ kiểm tra việc thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Theo báo cáo, đến nay trên địa bàn huyện có 3 xã Ngọc Lương, Phú Lai, Yên Lạc đạt tiêu chí số 2 về giao thông; có xã Yên Trị đạt 3 chỉ tiêu của tiêu chí số 2, 2 xã Lạc Hưng và Bảo Hiệu đạt 2 chỉ tiêu của tiêu chí 2; 2 xã Lạc Sỹ và Đoàn Kết đạt 1 chỉ tiêu của tiêu chí 2.
(HBĐT) - Ngày 24/11, UBND tỉnh đã tổ chức chương trình gặp mặt Cafe doanh nhân chuyên đề liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tới dự.
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN& PTNT, trong năm nay, tỉnh ta có thêm 6 xã về đích NTM. Theo đó, toàn tỉnh đã có 37 xã đạt 19 tiêu chí, chiếm 19,37% tổng số xã, tăng 3,14% so với năm 2015. Có 12 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 89 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 53 xã đạt 6 - 9 tiêu chí, không còn xã đạt dưới 6 tiêu chí.
(HBĐT) - Lạc Hưng là xã vùng sâu còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thủy. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã trên 49%, thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng/năm. Do đó, nguồn vốn chính sách đến tay bà con có thể coi là tiền đề xóa đói - giảm nghèo cho mảnh đất còn nhiều khó khăn này. Vốn của NHCSXH có tác động rất lớn đến phát triển KT-XH của xã, đặc biệt là đối với những hộ nghèo và cận nghèo.
(HBĐT) - Theo NHCSXH huyện Đà Bắc, hiện toàn huyện thực hiện 13 chương trình tín dụng chính sách. Đến hết tháng 10, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng 246.242 triệu đồng, hoàn thành 98,8% kế hoạch được giao, tăng 27.987 triệu đồng (13%) so với thời điểm đầu năm.
(HBĐT) - Hiện trên địa bàn huyện Lương Sơn thực hiện 14 chương trình tín dụng chính sách chủ yếu ủy thác qua 4 tổ chức Hội. Đến hết tháng 10, tổng dư nợ các chương trình tín dụng của huyện đạt 208.589 triệu đồng, trong đó dư nợ ủy thác qua Hội, đoàn thể 207.693 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99,7%/tổng dư nợ.