Ngày 30-11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt Đoàn đại biểu 88 doanh nghiệp (DN) đạt Thương hiệu quốc gia năm 2016. Dự buổi gặp mặt có Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang với các đại biểu doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2016. Ảnh: NHAN SÁNG (TTXVN)

Chương trình Thương hiệu quốc gia do Hội đồng Thương hiệu quốc gia, Bộ Công thương phối hợp các bộ, ngành, địa phương tổ chức hai năm một lần. Năm 2016 có 88 DN đạt Thương hiệu quốc gia. Dù còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các DN đạt Thương hiệu quốc gia đã nỗ lực vươn lên, phát huy tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội, từng bước nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa chất lượng cao, giá thành hợp lý, cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài; tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, duy trì tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận, giữ vững được thị trường trong nước và xuất khẩu. Năm 2015, tổng doanh thu của các DN đạt Thương hiệu quốc gia là hơn 662 nghìn tỷ đồng, giá trị xuất khẩu hơn hai tỷ USD; tạo việc làm cho hơn 500 nghìn lao động; đóng góp gần 1.800 tỷ đồng cho công tác bảo đảm an sinh xã hội...

Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương, chúc mừng những thành tích, đóng góp của các DN đạt Thương hiệu quốc gia cũng như của cộng đồng DN, doanh nhân cả nước; đánh giá cao Hội đồng Thương hiệu quốc gia, Bộ Công thương, các bộ, ngành, địa phương, Ban Thư ký Chương trình đã tích cực chỉ đạo triển khai và đạt được những kết quả quan trọng trong hoạt động xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua Chương trình Thương hiệu quốc gia.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, mỗi quốc gia trên thế giới đều mong muốn khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế, tạo lợi thế cạnh tranh, qua đó thu hút tối đa các nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững. Hội nhập quốc tế và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ở mức độ tự do hóa sâu rộng với các đối tác thương mại hàng đầu thế giới đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, các DN đạt Thương hiệu quốc gia cần tiếp tục tích cực triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, bám sát các mục tiêu và giá trị mà Chương trình Thương hiệu quốc gia đang hướng tới, đó là: Bảo đảm uy tín, chất lượng sản phẩm thông qua hệ thống sản xuất, kinh doanh tiên tiến và năng lực tài chính lành mạnh. Không ngừng đổi mới, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nỗ lực nâng cao vị thế cạnh tranh của DN ở trong nước và ngoài nước. Xây dựng Thương hiệu quốc gia cần đi đôi với việc bảo vệ Thương hiệu quốc gia, đấu tranh mạnh mẽ với việc làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Các DN có thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm nay cần tăng cường liên kết, hợp tác với các nhà khoa học cũng như liên kết trong sản xuất, kinh doanh, giữ vững Thương hiệu quốc gia, hình thành chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị trong nước, khu vực và toàn cầu.

Ghi nhận và chia sẻ với những kiến nghị, đề xuất của các DN đạt Thương hiệu quốc gia, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Hội đồng Thương hiệu quốc gia, Bộ Công thương, các bộ, ngành liên quan nghiêm túc nghiên cứu các kiến nghị, đề xuất của các DN, chủ động tháo gỡ khó khăn, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh thuận lợi để hỗ trợ các DN nói chung và doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia nói riêng tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng hình ảnh Việt Nam với các giá trị “Chất lượng - Đổi mới - Sáng tạo - Năng lực tiên phong”.

Chủ tịch nước mong muốn và tin tưởng các DN đạt Thương hiệu quốc gia, cộng đồng DN, doanh nhân Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong hội nhập kinh tế quốc tế, xứng đáng là động lực quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước.

 

                                                             TheoNhandan

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Huyện Đà Bắc nỗ lực xóa đói, giảm nghèo

(HBĐT) - Đà Bắc thuộc diện huyện nghèo theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Chính phủ. Toàn huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có tới 14 xã thuộc khu vực III, 5 xã khu vực II. Cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 46,14% tỷ trọng; hơn 80% dân số sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo năm 2015 chiếm 66,68%. Cùng đó, việc áp dụng tiêu chí nghèo đa chiều dẫn đến số lượng hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện tăng lên đáng kể.

Xây dựng nông thôn mới năm 2016: Hành trình về đích nhiều gian nan

(HBĐT) - Qua hơn 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, diện mạo nông thôn tỉnh ta đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng kiên cố, đời sống của người dân từng bước được nâng cao... Tuy nhiên, tại các địa phương, việc xây dựng NTM vẫn là “bài toán” khó vì mức hoàn thành các tiêu chí còn khá thấp, nhất là đối với 12 xã đăng ký về đích năm 2016, dự kiến có 6 xã có khả năng đạt chuẩn.

Huyện Đà Bắc: Vốn sự nghiệp thực hiện chương trình xây dựng NTM trên 6,6 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Đà Bắc, giai đoạn 2015-2016 tổng nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình xây dựng NTM của huyện trên 6,6 tỷ đồng.

Huyện Tân Lạc: Duy trì hiệu quả điểm cung cấp dịch vụ thú y

(HBĐT) - Vào mỗi buổi chợ phiên, anh Hà Văn Chiều, thú y viên xã Lũng Vân (Tân Lạc) có mặt tại điểm cung cấp dịch vụ thú y khu vực chợ Bò từ rất sớm. Công việc của anh là túc trực tại quầy, hễ có người chăn nuôi ghé vào kể bệnh gia súc, gia cầm, muốn nghe tư vấn mua loại thuốc, liều lượng dùng, anh đều lắng nghe, nắm bắt và hướng dẫn để bà con mua đúng thuốc, đúng liều giúp việc chữa trị cho vật nuôi hiệu quả.

Mở 14 phiên giao dịch việc làm

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH) đã mở 14 phiên giao dịch việc làm, trong đó có 5 phiên giao dịch việc làm định kỳ; 4 phiên giao dịch việc làm Online và 5 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các cụm xã của 5 huyện. Tham gia các phiên giao dịch việc làm có 122 lượt doanh nghiệp và 3.087 lao động. Qua đó đã có 550 lao động được tuyển dụng trực tiếp tại các phiên giao dịch; 465 lao động được doanh nghiệp hẹn phỏng vấn; 2.940 lao động được tư vấn về việc làm.

“Nóng” tình trạng nợ thuế

(HBĐT) - Nếu so với thời điểm 31/12/2015, số nợ thuế của tỉnh đã tăng tới 6%, nâng tổng số tiền nợ thuế chiếm 7,5,% dự toán thu của năm 2016. Dù nợ thuế của tỉnh thấp hơn so với bình quân cả nước, những nếu không quyết liệt thực hiện các giải pháp các giải pháp chống nợ động tiền thuế thì số nợ thuế luôn có nguy cơ tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục