(HBĐT) - Mô hình được Hội Phụ nữ xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) triển khai kể từ năm 2015 đến nay. Mô hình thực hiện theo phương pháp chăn nuôi lợn thịt khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt là tạo ra sản phẩm sạch cung ứng cho thị trường.
Mô hình nuôi lợn sạch, an toàn, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình bà Đinh Thị Hòa, thôn Bưa Cú, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy).
Hộ bà Đinh Thị Hòa ở thôn Bưa Cú là một trong những hội viên phụ nữ đi đầu trong sản xuất lợn sạch. Bắt đầu phát triển kinh tế từ chăn nuôi vào năm 2001, bà nuôi lợn theo mô hình truyền thống, tất cả các giống lợn được nuôi tập trung ở một chuồng, nhiều khi việc rửa dọn chuồng trại trở nên khó khăn, nguồn thức ăn cho vật nuôi bị lãng phí. Với những kinh nghiệm tích lũy được từ hơn 10 năm chăn nuôi lợn và kiến thức từ các lớp chuyển giao KH -KT, nhận thấy cần thay đổi mô hình chăn nuôi để có hiệu quả kinh tế và năng suất cao hơn nên cuối năm 2015, bà Hòa mạnh dạn xây mới khu chuồng trại rộng 80 m², có hệ thống bạt che chắn gió mùa đông. Khu chăn nuôi lợn nái, lợn thịt được tách riêng, chia thành các chuồng nhỏ kiên cố, nuôi theo lứa kết hợp với xây hệ thống bioga tận dụng phân thải làm khí đốt, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hàng ngày, quy trình chăn nuôi khép kín đảm bảo vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, bà còn kết hợp nấu rượu lấy bỗng và trồng ngô để làm thức ăn cho lợn.
Với hệ thống chuồng trại khoa học, hợp vệ sinh, năng suất chăn nuôi tăng đáng kể. Thay vì chỉ xuất chuồng 2 lứa mỗi năm như trước đây, hiện nay, gia đình bà Hòa xuất chuồng được 3 lứa, mỗi lứa khoảng 2 tấn lợn hơi. Lợn sạch lại rõ nguồn gốc, xuất xứ, con giống do gia đình tự sản xuất nên được thương lái nhiều nơi đến thu mua tại chuồng. Ngoài ra, bà Hòa còn chăn nuôi thêm lợn nái để cung cấp cho gia đình, vừa để bán giống cho bà con có nhu cầu. Mỗi năm, bà thu về trên 310 triệu đồng từ bán lợn, trừ vốn đầu tư ban đầu cũng được khoản lãi trên dưới trăm triệu đồng, chưa kể đến hàng năm gia đình bà tiết kiệm được một khoản khá nhờ tận dụng khí đốt từ nguồn phân thải. Với nguồn thu khá từ chăn nuôi, bà đã xây dựng được cơ ngơi khang trang, đời sống có phần dư dả để chu cấp cho 2 con học hành.
Chung cảnh ngộ với bà Hòa, nhiều hộ hội viên cũng học hỏi, chuyển đổi cơ sở chăn nuôi theo quy trình nuôi lợn khép kín, tách riêng khu chăn nuôi lợn thịt, lợn nái kết hợp xây hầm bioga và đạt hiệu quả kinh tế cao như hộ bà Bùi Thị Biên, Bùi Thị Hường ở thôn Bưa Cú.
Chủ tịch Hội PN xã Cố Nghĩa, Chu Thị Thu Hường đánh giá: Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho hội viên được xác định là 1 trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Nuôi lợn thịt công nghệ mới là mô hình khoa học, tiết kiệm được chi phí, hợp vệ sinh, cho hiệu quả kinh tế cao hơn, phù hợp với điều kiện nhiều hộ hội viên để XĐ -GN. Vì vậy, để mô hình phát triển và nhân rộng, Hội đã kết hợp với các Hội, trạm KN -KL đưa hội viên đi thăm quan, học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế, mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chuyển giao KH -KT và nhận ủy thác tạo điều kiện để chị em được tiếp cận đồng vốn ngân hàng.
Hiện nay, Hội PN xã Cố Nghĩa đã huy động được trên 50 triệu đồng vốn đóng góp từ các hội viên và nhận ủy thác 3, 7 tỷ đồng từ Ngân hàng CSXH nhằm hỗ trợ chị em vay vốn làm kinh tỏ, góp phần XĐ -GN. Trong Hội có 45 hội viên phát triển kinh tế bằng chăn nuôi và 6 hộ đi đầu chuyển đổi mô hình chăn nuôi theo quy trình mới khoa học hơn góp phần giảm nghèo, tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2016, hội viên thuộc diện hộ nghèo của Hội giảm còn 86/941 hội viên (chiếm 7%).
Thu Hằng
(HBĐT) - Những ngày này, nông dân xã Ba Khan (Mai Châu) tất bật ngoài đồng vì khoai lang vào mùa thu hoạch. Tưởng rằng hoạt động sản xuất của bà con nơi đây khó có thể vực dậy ngay sau những thiệt hại do đợt lũ đầu tháng 8 để lại. Nhưng vượt lên thử thách của thiên nhiên, nông dân Ba Khan trúng lớn vụ khoai lang năm nay.
(HBĐT) - Năm 2016, toàn tỉnh đã chuyển đổi 3.000 ha đất trồng lúa, trồng màu kém hiệu quả sang trồng các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn như: ngô, bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột, ớt… Trong đó, chuyển sang trồng ngô 1.200 ha, trồng cây công nghiệp ngắn ngày gần 667 ha, cây rau, màu 723 ha, cây trồng khác 374 ha…
(HBĐT) - Theo báo cáo của NHCSXH huyện Kỳ Sơn, năm 2016, nguồn vốn được giao của đơn vị là 125.644 triệu đồng, tăng 6.740 triệu đồng so với cuối năm 2015.
(HBĐT) - Trong những năm qua, Điện lực TP Hoà Bình đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện hệ thống lưới điện trên địa bàn. Qua đó, đáp ứng nhu cầu phát triển KT -XH của địa phương. Đặc biệt, trong những ngày diễn ra hoạt động Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh (từ 11 -19/11 vừa qua), Điện lực TP Hòa Bình có nhiều đóng góp vào thành công Lễ kỷ niệm.
(HBĐT) - Với tổng đàn gia súc trên 163.000 con, trong đó, các huyện: Kim Bôi, Mai Châu, Tân Lạc, Đà Bắc, Lạc Sơn là vùng chăn nuôi trọng điểm, công tác phòng - chống đói, rét, dự trữ thức ăn cho đàn vật nuôi trong dân cần tăng cường bởi ở những tháng đông, rét đậm, rét hại thường xảy ra, lượng thức ăn khan hiếm là nguyên nhân gây tình trạng trâu, bò thiệt hại nhiều.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 514 hồ chứa với tổng dung tích 130 triệu m3, trong đó có 33 hồ chứa lớn dung tích từ 1 triệu m3 trở lên; 76 hồ chứa vừa dung tích từ 0,5-1 triệu m3, còn lại là hồ nhỏ.