(HBĐT) - Ngay sau những ngày đón Tết, vui xuân, nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn đã xuống đồng gieo trồng vụ xuân.
Vụ chiêm - xuân năm nay, xã Cư Yên có kế hoạch gieo cấy 150 ha, là 1 trong 2 xã có diện tích gieo cấy lúa xuân nhiều nhất huyện Lương Sơn. Xác định việc thực hiện đúng khung thời vụ ngay từ vụ xuân là tiền đề quan trọng cho các vụ sản xuất tiếp theo trong năm, từ mùng 6 Tết, nông dân ở xã Cư Yên đã tập trung ra đồng để cấy lúa xuân. Được xem là một trong những xã đi đầu trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở Lương Sơn, đồng chí Nguyễn Đức Thân, Chủ tịch UBND xã cho biết: Để đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ xuân, đảm bảo theo đúng khung thời vụ, ngay từ đầu vụ sản xuất, xã Cư Yên đã tập trung chỉ đạo các xóm, vận động bà con thu hoạch cây trồng vụ đông, làm đất, gieo mạ từ ngày 19/1, sau 20 ngày mạ được 3 lá thì cấy.
Nông dân xã Cư Yên (Lương Sơn) cấy lúa xuân trong khung thời vụ.
Dừng tay cấy lúa, chị Trần Thị Hạ, xóm Hang Đồi 1, xã Cư Yên cho biết: Diện tích gieo cấy của gia đình tôi có 2.000 m2, vụ này chủ yếu cấy giống TBR225. Nhờ thời tiết thuận lợi cộng với sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ phòng NN&PTNT nên cây mạ sinh trưởng, phát triển tốt.
Theo kế hoạch, vụ đông - xuân 2016-2017, huyện Lương Sơn gieo trồng 4.560 ha, trong đó, diện tích cấy lúa 2.000 ha, diện tích cây màu 2.560 ha. Cơ cấu giống lúa vụ xuân, lúa lai chiếm 42%, lúa thuần chiếm 58%. Để đảm bảo diện tích gieo trồng trong khung thời vụ tốt nhất, ngay từ đầu vụ sản xuất, Phòng NN&PTNT đã chỉ đạo các xã tuyên truyền, vận động bà con chủ động trong các khâu sản xuất. Công tác chuẩn bị giống, vật tư phân bón được thực hiện tốt, giá cả ổn định, chủng loại đa dạng, chất lượng giống, vật tư đảm bảo phục vụ kịp thời cho sản xuất. Dự kiến đến thời điểm 20/2, huyện cơ bản hoàn thành gieo cấy lúa xuân và đến ngày 5/3 sẽ hoàn thành trồng màu theo đúng khung thời vụ.
Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Nhìn chung, tình hình vụ xuân thời tiết thuận lợi, các xã thực hiện các biện pháp phòng - chống rét cho mạ và lúa mới cấy đảm bảo nên không có diện tích mạ và lúa mới cấy bị chết. Hiện, nước ở các hồ chứa và công trình thuỷ lợi cơ bản đảm bảo đủ nước phục vụ làm đất và gieo cấy. Tuy nhiên, theo dự báo, vụ đông - xuân là vụ khô hạn, UBND huyện đã chủ động xây dựng phương án phòng - chống hạn, chỉ đạo các xã, thị trấn có phương án, kế hoạch tích nước, dự trữ nước và điều tiết phù hợp để đảm bảo sản xuất. Đối với những diện tích không chủ động về nguồn nước tưới được chuyển sang trồng các loại cây màu để đảm bảo hiệu quả kinh tế cũng như thu nhập cho nông dân. Qua thống kê, diện tích chuyển đổi 700 ha sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như rau các loại, dưa chuột, sắn dây, lặc lày, cây dược liệu... Bên cạnh đó, UBND huyện chỉ đạo ngành chuyên môn thường xuyên bám sát đồng ruộng, kịp thời phát hiện và xử lý sâu bệnh hại có thể xuất hiện trên các loại cây trồng vụ xuân. Bằng các biện pháp chỉ đạo tích cực, đồng bộ và tập trung, huyện Lương Sơn phấn đấu có một vụ sản xuất thắng lợi góp phần đảm bảo an ninh lương thực và thực hiện chương trình giảm nghèo ở địa phương.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Trước đây, nông dân huyện Lạc Sơn vẫn quen với lối canh tác truyền thống, hoạt động sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tự cấp, tự túc, ít áp dụng KH-KT và chỉ trồng một số loại cây bản địa có giá trị kinh tế thấp. Từ năm 2013, được sự tuyên truyền, vận động, tư vấn của đội ngũ cán bộ nông nghiệp và đảng viên, người dân huyện Lạc Sơn đã thay đổi rõ rệt nhận thức về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung vào xây dựng các mô hình mới để phát triển kinh tế gia đình.
(HBĐT) - Đa Phúc là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, thu nhập của nông dân chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi. Để khai thác tiềm năng, lợi thế, nâng cao thu nhập, Đa Phúc đã và đang nỗ lực tìm hướng đi trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
(HBĐT) - Hội CCB xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) hiện có 338 hội viên, sinh hoạt tại 12 chi hội. Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, hội viên CCB trên địa bàn xã luôn đi đầu thi đua lao động sản xuất và bằng nhiều cách làm sáng tạo đã giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo.
(HBĐT) - Sau hơn 5 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), tính đến nay, xã Hợp Đồng (Kim Bôi) đã hoàn thành 12 tiêu chí. Năm 2017 phấn đấu hoàn thành thêm 2 tiêu chí. Hiện nay, cấp ủy, chính quyền xã chủ trương xây dựng NTM theo phương châm tiêu chí dễ làm trước, tiêu chí khó làm sau. Xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân cùng chung sức hoàn thành các tiêu chí khó trong xây dựng NTM.
(HBĐT) - Hiện nay, bất cập lớn nhất trong sản xuất rau xanh là tình trạng rời rạc giữa các công đoạn: sản xuất, thu gom sơ chế, bảo quản và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Tại xã Dân Chủ (thành phố Hòa Bình), mô hình “Tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo chuỗi giá trị” vừa được triển khai. Mô hình do Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật phối hợp với phòng Kinh tế thành phố thực hiện, kỳ vọng trở thành mô hình mẫu cho việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, hướng tới mở rộng trên phạm vi toàn tỉnh.
(HBĐT) - 5 năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn đã chuyển giao tiến bộ KH-KT cho nông dân thông qua mở trên 600 lớp chuyển giao về canh tác nông nghiệp hữu cơ, quy trình kỹ thuật thâm canh lúa, cây ăn quả, kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, bò sinh sản, lợn nái, lợn thịt, gà thả vườn, nuôi dê, cá, chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón và thuốc BVTV hiệu quả, an toàn... cho hàng nghìn lượt hộ hội viên nông dân.