(HBĐT) - 5 năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn đã chuyển giao tiến bộ KH-KT cho nông dân thông qua mở trên 600 lớp chuyển giao về canh tác nông nghiệp hữu cơ, quy trình kỹ thuật thâm canh lúa, cây ăn quả, kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, bò sinh sản, lợn nái, lợn thịt, gà thả vườn, nuôi dê, cá, chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón và thuốc BVTV hiệu quả, an toàn... cho hàng nghìn lượt hộ hội viên nông dân.
HND huyện đã phối hợp với HND cấp trên, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh, Phòng NN&PTNT, Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện, Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện, các công ty, doanh nghiệp xây dựng một số mô hình và tổ hợp tác như: Mô hình trồng gấc, trồng chanh leo, “Xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học”; thành lập tổ hợp tác “chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học”, “chăn nuôi bò sữa”, “trồng cây thảo dược”...
Điển hình là mô hình chăn nuôi bò sữa tại xã Liên Sơn. Đây là một trong những mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nông dân. Hiện nay, toàn xã Liên Sơn có trên 20 hộ chăn nuôi bò sữa với tổng đàn gần 70 con. Trong đó trên 40 con đang cho thu hoạch sữa với sản lượng 12 tấn/tháng. Đây là mô hình chăn nuôi có thể tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bà con, góp phần tích cực xây dựng NTM. Nhận thấy những tiềm năng, lợi thế này, thời gian qua, HND huyện Lương Sơn không chỉ tích cực chuyển giao KH-KT về chăn nuôi bò sữa cho nông dân mà còn huy động nhiều nguồn quỹ để hỗ trợ, khuyến khích hội viên phát triển chăn nuôi bò sữa.
Gia đình ông Nguyễn Văn Hoạt ở xóm Sum, xã Liên Sơn là một trong những hộ đầu tiên đưa bò sữa về nuôi và đã áp dụng thành công các quy trình kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ KH-KT đã học được vào chăn nuôi. Hiện nay, trong chuồng nhà ông Hoạt có 8 con bò sữa, trong đó 5 con đang cho thu hoạch sữa. Với giá thu mua của công ty 12.000 đồng/lít, trung bình mỗi năm gia đình ông thu lãi gần 40 triệu đồng/con. Theo ông Hoạt, nuôi bò sữa không khó bởi ít bị dịch bệnh nhưng người nuôi phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng và thời gian cho ăn hàng ngày. Nuôi bò sữa hiện nay không chỉ để XĐ-GN mà là để làm giàu.
Còn nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi đã được cải thiện, làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nhờ việc chuyển giao tiến bộ KH-KT như mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Hoàng Văn Thịnh, xóm Rậm, xã Cư Yên. Gia đình ông chăn nuôi với quy mô lớn theo mô hình khép kín vừa mang lại thu nhập ổn định lại góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giảm khả năng mắc bệnh và lây truyền bệnh cho vật nuôi. Mỗi năm, từ chăn nuôi lợn đã mang lại thu nhập trên 200 triệu đồng. Mô hình của gia đình ông đã được nhiều hội viên nông dân học tập, làm theo và được các cấp HND rất ủng hộ, biểu dương.
Nhằm tạo điều kiện cho hội viên nông dân không chỉ tiếp cận được với những kiến thức KH-KT mới mà còn tích cực tham gia vào các chương trình, dự án, mô hình lớn trong sản xuất nông nghiệp, HND huyện đã tham mưu cho huyện, phối hợp với các cơ quan chuyên môn đưa các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Điển hình như vụ xuân năm 2016, tại cánh đồng mẫu lớn xóm Hang Đồi, xã Cư Yên, nhiều giống lúa mới đã được khảo nghiệm, ứng dụng và đưa vào sản xuất thành công, từng bước thay thế những giống lúa chủ lực sản xuất qua nhiều năm đã bị thoái hóa, kém hiệu quả. Qua đó đã mang những tín hiệu vui cho người nông dân.
Trần Trang (Đài Lương Sơn)
(HBĐT) - Có dịp qua huyện Kim Bôi vào những ngày đầu xuân mới, tôi không quên dành thời gian đứng bên lề QL12B trải tầm nhìn về cánh đồng tươi tốt thuộc xóm Sào, xóm Mớ Đồi, xã Hạ Bì để cảm nhận sức xuân đang về.
(HBĐT) - Chiều 13/2, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc đã làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh về hoạt động của Hiệp hội DN và tình hình thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ vễ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào xây dựng NTM trên địa bàn huyện Mai Châu được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Xác định rõ vai trò của mình, Hội Nông dân huyện đã tích cực phối hợp với các ban, ngành liên quan vận động cán bộ, hội viên phát huy vai trò làm chủ, đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo, góp phần xây dựng diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.
(HBĐT) - Đến nay, trên địa bàn huyện Lạc Thủy có 67 trang trại đạt tiêu chí, trong đó có 55 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế tập thể. Mô hình trang trại chủ yếu là trang trại tổng hợp (33 trang trại), trồng trọt (9 trang trại), chăn nuôi (18 trang trại).
(HBĐT) - Trong tháng 1, TP Hòa Bình có nguồn vốn đầu tư phát triển ước đạt 244,5 tỷ đồng, so cùng kỳ năm trước tăng 13,14%. Chia ra, nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 20,6 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 12,57%, trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện 19,6 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 20,46%. ước tính nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện 223,9 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 13,19%.
(HBĐT) - Hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) bền vững là tiêu chí chủ lực được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm. Trong chương trình xây dựng NTM, huyện Yên Thuỷ luôn xác định GTNT là khâu thực hiện trước tiên tạo tiền đề cho phát triển KT -XH góp phần làm nên diện mạo NTM.