(HBĐT) - Đà Bắc là huyện nghèo theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Chính phủ. Là huyện rộng nhất tỉnh, địa hình chia cắt, diện tích tự nhiên lớn nhưng đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ ít, không bằng phẳng. Huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có 14 xã thuộc khu vực III, 5 xã khu vực II, 15 xã vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà. Trong điều kiện đó, việc phát triển KT-XH, nhất là nông, lâm nghiệp đối với Đà Bắc khó khăn hơn nhiều địa phương khác trong tỉnh.
Đánh giá kết quả thực hiện chủ trương, chính sách của T.ư và của tỉnh trong hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, UBND huyện Đà Bắc cho rằng, việc thực hiện đã mang lại kết quả nhất định song chưa thực sự tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển sản xuất. Đối với Nghị quyết số 116/2015-NQ-HĐND ngày 3/7/2015 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn. Thế nhưng trong huyện không có đơn vị nào đăng ký hỗ trợ do địa hình, giao thông khó khăn, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là xây lắp. Năm 2016 có 1 hợp tác xã và 2 doanh nghiệp đăng ký tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thực hiện mô hình trồng chanh leo tại xã Đồng Chum và chăn nuôi lợn tại xã Cao Sơn. Đối với Quyết định số 62 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, không có hợp tác xã nào của huyện đăng ký. Trên địa bàn không có đối tượng diện hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, nông sản, chủ yếu là do tư thương thu mua, tiêu thụ nông sản cho nông dân
Năm 2016, huyện Đà Bắc trích ngân sách, hỗ trợ người dân xã Tu Lý trồng rau vụ đông theo quy trình sản xuất an toàn.
Riêng đối với Quyết định số 10/2015/UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh về hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng được xem là khả thi và thiết thực với điều kiện của Đà Bắc. Thực hiện Quyết định trên, toàn huyện có 703 hộ đăng ký với tổng số 1.381 lồng cá, nhưng hiện tỉnh vẫn chưa phân bổ kinh phí. Trong khi đó, người dân rất cần kinh phí để đóng lồng bè, thực tế nhiều hộ dân đã vay vốn ngân hàng để đóng lồng bè, nuôi cá trên hồ Hòa Bình.
Theo UBND huyện Đà Bắc, có một số quyết định hỗ trợ sản xuất chưa phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, địa bàn rộng, đi lại khó khăn, thiếu cán bộ và kinh phí để triển khai. Huyện Đà Bắc đang chỉ đạo các cơ quan chức năng tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của T.ư, của tỉnh, đồng thời hướng dẫn các xã, thị trấn đăng ký nhu cầu hỗ trợ để tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất.
Huyện Đà Bắc cũng đề nghị các sở, ngành chức năng nghiên cứu, sửa đổi bổ sung nghị quyết, quyết định hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu hỗ trợ của người dân; sớm cấp kinh phí thực hiện Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND hỗ trợ theo kế hoạch đăng ký năm 2016 để kịp thời giúp nhân dân phát triển nghề nuôi cá lồng. Hằng năm sớm có thông báo, quyết định phân bổ nguồn vốn hỗ trợ để các xã đăng ký và thực hiện. Cùng với đó, huyện Đà Bắc đang tập trung chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực triển khai xây dựng và nhân diện các mô hình sản xuất, thâm canh lúa, trồng bưởi đỏ, trồng cây lâm nghiệp, trồng rau an toàn, phát triển chăn nuôi đại gia súc nhằm tạo sức bật cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp trên địa bàn.
L.C
(HBĐT) - Chiều 15/2, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức hội nghị công bố Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Cụm công nghiệp Chăm Mát - Dân Chủ và Cụm công nghiệp Yên Mông (khu 1 + khu 2), thành phố Hòa Bình. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở Xây dựng, KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Công thương, GTVT, NN&PTNT, TT&TT cùng đại diện các phòng, ban chuyên môn thành phố, địa phương nơi quy hoạch Đồ án.
(HBĐT) - Trước đây, nông dân huyện Lạc Sơn vẫn quen với lối canh tác truyền thống, hoạt động sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tự cấp, tự túc, ít áp dụng KH-KT và chỉ trồng một số loại cây bản địa có giá trị kinh tế thấp. Từ năm 2013, được sự tuyên truyền, vận động, tư vấn của đội ngũ cán bộ nông nghiệp và đảng viên, người dân huyện Lạc Sơn đã thay đổi rõ rệt nhận thức về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung vào xây dựng các mô hình mới để phát triển kinh tế gia đình.
(HBĐT) - Đa Phúc là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, thu nhập của nông dân chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi. Để khai thác tiềm năng, lợi thế, nâng cao thu nhập, Đa Phúc đã và đang nỗ lực tìm hướng đi trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
(HBĐT) - Hội CCB xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) hiện có 338 hội viên, sinh hoạt tại 12 chi hội. Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, hội viên CCB trên địa bàn xã luôn đi đầu thi đua lao động sản xuất và bằng nhiều cách làm sáng tạo đã giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo.
(HBĐT) - Sau hơn 5 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), tính đến nay, xã Hợp Đồng (Kim Bôi) đã hoàn thành 12 tiêu chí. Năm 2017 phấn đấu hoàn thành thêm 2 tiêu chí. Hiện nay, cấp ủy, chính quyền xã chủ trương xây dựng NTM theo phương châm tiêu chí dễ làm trước, tiêu chí khó làm sau. Xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân cùng chung sức hoàn thành các tiêu chí khó trong xây dựng NTM.
(HBĐT) - Hiện nay, bất cập lớn nhất trong sản xuất rau xanh là tình trạng rời rạc giữa các công đoạn: sản xuất, thu gom sơ chế, bảo quản và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Tại xã Dân Chủ (thành phố Hòa Bình), mô hình “Tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo chuỗi giá trị” vừa được triển khai. Mô hình do Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật phối hợp với phòng Kinh tế thành phố thực hiện, kỳ vọng trở thành mô hình mẫu cho việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, hướng tới mở rộng trên phạm vi toàn tỉnh.