(HBĐT) - Ngày 16/2, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Lương Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng chính sách năm 2016, triển khai công tác tín dụng chính sách năm 2017.
Năm 2016, tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH huyện Lương Sơn đạt 221.754 triệu đồng, trong đó nguồn vốn TƯ 211.287 triệu đồng, nguồn vốn huy động tại địa phương trên 9,6 tỷ đồng; nguồn vốn uỷ thác tại địa phương 850 triệu đồng. Tổng doanh số cho vay đạt 59.777 triệu đồng, tổng doanh số thu nợ đạt 34.345 triệu đồng. Tổng dư nợ tín dụng 13 chương trình tín dụng chính sách đạt 212.132 triệu đồng, tăng trưởng 13,6% so với 31/12/2015. Chất lượng tín dụng được nâng cao, nợ quá hạn là 483 triệu đồng, chiếm 0,23%/ tổng dư nợ.
Qua đánh giá, năm 2016, NHCSXH huyện đã cho 2.175 lượt khách hàng vay vốn sản xuất, cuối năm có 9.645 hộ đang sử dụng vốn của NHCSXH. Nguồn vốn của NHCSXH đã góp phần quan trọng giúp 301 hộ thoát khỏi ngưỡng của đói nghèo trong năm, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,43%; giúp cho 304 hộ cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, 211 hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển kinh tế giúp thoát nghèo bền vững; xây dựng được 1.447 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân; có 146 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học
Trong năm 2017, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Lương Sơn đề ra 5 mục tiêu như: Nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 10 tỷ đồng ; dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 233,2 tỷ đồng ; nợ quá hạn ở mức 0,2% ; chỉ số phản ánh kết quả giải ngân, thu nợ, thu lãi tại điểm giao dịch xã đạt trên 90%; Tổ TK&VV được xếp loại tổ hoạt động động tốt, khá đạt từ 90% trở lên; thu lãi đạt 100% lãi phải thu, đảm bảo thu nhập của cán bộ công nhân viên chức theo mức khoán của NHCSXH Việt Nam. Đồng thời đưa ra 8 nhóm giải pháp nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện nhiệm vụ năm 2017.
Nhân dịp này, có 7 tập thể và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng năm 2016 được nhận giấy khen của UBND huyện.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa dành 1,5 tỷ đồng từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình trồng, chăm sóc cam sạch tại xã Tây Phong (Cao Phong) giai đoạn 2017 - 2019.
(HBĐT) - Năm 2016, huyện Kỳ Sơn huy động nguồn lực trên 27,5 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ngân sách T.ư hỗ trợ trực tiếp cho chương trình 9.102 triệu đồng; ngân sách huyện 700 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 15.512 triệu đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 2,2 tỷ đồng; nhân dân hiến 31.093 m2 đất các loại để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn.
(HBĐT) - Chiều 15/2, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức hội nghị công bố Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Cụm công nghiệp Chăm Mát - Dân Chủ và Cụm công nghiệp Yên Mông (khu 1 + khu 2), thành phố Hòa Bình. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở Xây dựng, KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Công thương, GTVT, NN&PTNT, TT&TT cùng đại diện các phòng, ban chuyên môn thành phố, địa phương nơi quy hoạch Đồ án.
(HBĐT) - Trước đây, nông dân huyện Lạc Sơn vẫn quen với lối canh tác truyền thống, hoạt động sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tự cấp, tự túc, ít áp dụng KH-KT và chỉ trồng một số loại cây bản địa có giá trị kinh tế thấp. Từ năm 2013, được sự tuyên truyền, vận động, tư vấn của đội ngũ cán bộ nông nghiệp và đảng viên, người dân huyện Lạc Sơn đã thay đổi rõ rệt nhận thức về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung vào xây dựng các mô hình mới để phát triển kinh tế gia đình.
(HBĐT) - Đa Phúc là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, thu nhập của nông dân chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi. Để khai thác tiềm năng, lợi thế, nâng cao thu nhập, Đa Phúc đã và đang nỗ lực tìm hướng đi trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
(HBĐT) - Hội CCB xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) hiện có 338 hội viên, sinh hoạt tại 12 chi hội. Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, hội viên CCB trên địa bàn xã luôn đi đầu thi đua lao động sản xuất và bằng nhiều cách làm sáng tạo đã giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo.