(HBĐT) - Thực hiện thành công dồn điền, đổi thửa tạo thuận lợi cho nông dân áp dụng KH-KT vào sản xuất, giảm chi phí và công lao động. ảnh: Nông dân xóm Ao Hay, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) chăm sóc ngô vụ xuân trên những mảnh ruộng liền khoảnh.

Thực hiện thành công dồn điền, đổi thửa tạo thuận lợi cho nông dân áp dụng KH-KT vào sản xuất, giảm chi phí và công lao động. ảnh: Nông dân xóm Ao Hay, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) chăm sóc ngô vụ xuân trên những mảnh ruộng liền khoảnh. 

Để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững; đảm bảo theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM được phê duyệt, huyện Yên Thuỷ xác định việc dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) là hết sức cần thiết. Thông qua DĐĐT vận động các hộ gia đình, cá nhân hiến đất nông nghiệp đang sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống nhân dân. 

Năm 2013 huyện Yên Thuỷ chỉ đạo làm điểm DĐĐT tại 3 xóm: Trường Long, Hổ 2, xã Ngọc Lương và xóm Ao Hay, xã Yên Trị. Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo DĐĐT từ huyện đến xã. Các thôn triển khai họp bàn dân chủ, công khai cùng nhân dân. Khi mới triển khai, một số hộ chưa thấy được thuận lợi trong sản xuất, canh tác, đầu tư và bảo vệ nên còn băn khoăn, có sự so sánh về độ phì của đất, chất đất, chưa thấy được lợi ích lâu dài việc hình thành cánh đồng mẫu lớn, sản xuất hàng hoá nông sản bằng cơ giới hoá... Trước khó khăn đó, Ban chỉ đạo DĐĐT đã đẩy mạnh tuyên truyền cùng với sự vào cuộc tích cực của cấp uỷ, chính quyền nên công tác DĐĐT nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Nhờ đó, năm 2013, huyện đã thực hiện thí điểm thành công DĐĐT tại 3 xóm với 179 hộ thực hiện. Khi chưa dồn đổi có 1.648 thửa, sau khi dồn đổi còn 508 thửa, diện tích 90,59 ha.

Cùng với thực hiện DĐĐT, các xã quy hoạch, xây dựng lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng. Năm 2014 - 2015, huyện tiếp tục DĐĐT thành công ở 28 xóm của 9 xã. Năm 2016, DĐĐT tại 17 xóm của 4 xã: Ngọc Lương, Yên Trị, Phú Lai, Hữu Lợi với diện tích dồn đổi 612,5 ha, nâng tổng số diện tích đất nông nghiệp được dồn đổi lên 1.358,21 ha. Tổng kinh phí thực hiện DĐĐT 1.629 triệu đồng, trong đó, huyện  trích ngân sách hỗ trợ 460 triệu đồng, ngân sách xã 219 triệu đồng và nhân dân đóng góp 953 triệu đồng. Trước khi DĐĐT, mỗi hộ có từ 4-19 thửa, sau khi dồn đổi, mỗi hộ còn từ 1- 4 thửa, bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung. Trong năm, huyện đã cấp giấy chứng nhận sau DĐĐT cho 1.306 hộ với 3.012 giấy, diện tích 365,293 ha tại 5 xã: Yên Lạc, Ngọc Lương, Yên Trị, Đoàn Kết, Lạc Lương.  

Thực hiện thành công công tác DĐĐT đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ KH - KT, cơ giới hoá trong sản xuất. Người dân đã chủ động, tích cực đưa các loại máy móc vào sản xuất, giảm bớt công lao động, chi phí sản xuất. Một số xã như Yên Trị, Ngọc Lương, người dân đã sử dụng máy lên luống phục vụ làm đất, gieo trồng cây màu, giúp người dân tiết kiệm nhiều thời gian, giảm chi phí trên 3 triệu đồng/ha so với phương pháp thủ công trước đây. Tỷ lệ áp dụng cơ giới hoá trong các khâu sản xuất đạt 64%, riêng đối với các xã DĐĐT việc thực hiện cơ giới hoá đạt trên 80%. Theo thống kê, trên địa bàn huyện hiện có 4 chiếc máy gặt đập liên hợp, trên 1.700 máy cày, bừa cỡ nhỏ, 35 máy phun thuốc trừ sâu, 451 máy xay xát các loại, 16 máy cấy không động cơ. 

 Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thành công trong công tác DĐĐT chính là đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân trên cơ sở dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân được hưởng lợi. Trong quá trình DĐĐT, tùy điều kiện chất lượng đất đai, điều kiện thuận lợi cho thâm canh của từng cánh đồng của từng xã để vận dụng việc xác định phân hạng đất được các hộ dân bàn bạc, thống nhất. Đồng thời đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính, đảm bảo chính xác so với thực tế để làm cơ sở cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau DĐĐT. Qua hơn 4 năm DĐĐT đã khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là mở ra cơ hội xây dựng những cánh đồng mẫu lớn với những cây trồng chủ lực mang tính hàng hoá sản xuất tập trung theo chuỗi liên kết như: bí xanh, rau an toàn, mía nguyên liệu, cây dược liệu... đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Trong thời gian tới, huyện sẽ tăng cường nguồn vốn đầu tư và huy động mọi nguồn lực để xây dựng NTM, có các chính sách thu hút, ưu tiên, hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

 

                                                                    Đinh Thắng 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Dư nợ tín dụng đạt trên 17.000 tỷ đồng

(HBĐT) - Tính đến ngày 28/2, vốn huy động của các tổ chức tín dụng từ dân cư trên địa bàn tỉnh ước đạt 11.319 tỷ đồng, giảm 1,5% so với cuối năm 2016. Trong đó, vốn huy động trên 12 tháng 3.879 tỷ đồng, chiếm 34,2% nguồn vốn huy động. Tổng dư nợ toàn địa bàn ước đạt 17.025 tỷ đồng, tăng 1,2% so với 31/12/2016; nợ xấu 396 tỷ đồng, chiếm 2,34% tổng dư nợ, tăng 141 tỷ đồng so với cuối năm 2016.

Hội viên nông dân tiêu biểu trong xóa đói, giảm nghèo

(HBĐT) - Những năm qua, bằng sự năng động, sáng tạo, hội viên nông dân Bùi Văn Long, xóm Chiềng 5, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn là người truyền cảm hứng cho nhiều hội viên nông dân xã Vĩnh Đồng phát triển kinh tế gia đình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Hướng đến nhân rộng mô hình chăn nuôi bò vỗ béo

(HBĐT) - Cho đến bây giờ, tập quán thả rông gia súc, bỏ vật nuôi tự kiếm ăn trên rừng, trên núi vẫn tồn tại ở một số địa phương trong tỉnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa các huyện Đà Bắc, Mai Châu. Gần đây, một số hộ chăn nuôi ở xã Tu Lý (Đà Bắc) triển khai mô hình nuôi bò vỗ béo tại chuồng. Mô hình hướng tới nhân rộng nhằm tuyên truyền thay đổi, từ bỏ thói quen thả rông, thiếu sự chăm sóc, quản lý gia súc trong nhân dân.

Khoảng 8.200 tỷ đồng thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 237/QĐ-UBND ngày 23/2/2017 phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững (GNBV) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020.

Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Hiện, huyện Lương Sơn có 5 xã về đích NTM, 3 xã: Lâm Sơn, Cư Yên và Thanh Lương cơ bản hoàn thành các tiêu chí và đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh thẩm định công nhận đạt chuẩn NTM. Những năm qua, huyện đã tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực và đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tiêu chí, từng bước thu hẹp khoảng cách trên hành trình trở thành huyện NTM của tỉnh.

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, huyện Đà Bắc đã tập trung thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn trên địa bàn. Nhờ đó, công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ANCT - TTATXH, tăng cường QP-AN trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục