(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 237/QĐ-UBND ngày 23/2/2017 phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững (GNBV) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020.

 

Theo đó, đề án nhằm đạt mục tiêu tổng quát: Tập trung đầu tư phát triển KT - XH; thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là đối với xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK); từng bước tạo điều kiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, trước hết là khu vực vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các xã nghèo, huyện nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa vùng thấp và vùng cao, giữa thành thị và nông thôn. Đẩy nhanh tiến độ GNBV ở vùng nông thôn và các huyện nghèo, xã, thôn, bản ĐBKK; gắn GNBV với chương trình xây dựng NTM. Tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo được tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản, phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

 

Đề án triển khai trên phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các huyện nghèo, xã, thôn, bản ĐBKK. Đối tượng bao gồm: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, lao động nông thôn, ưu tiên hộ nghèo DTTS, phụ nữ thuộc hộ nghèo; người dân và cộng đồng trên địa bàn các huyện nghèo, xã ĐBKK; huyện nghèo, xã, thôn ĐBKK; các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Các chính sách, dự án, hoạt động thuộc Đề án GNBV bao gồm:

 

(1) Các chính sách giảm nghèo chung hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Trong đó có hỗ trợ về sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, người có thu nhập thấp; chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ về y tế; GD-ĐT và đầu tư cơ sở vật chất về giáo dục vùng nghèo; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ trực tiếp; chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ có đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp hàng tháng, hộ DTTS sống ở vùng chưa có điện lưới; hỗ trợ về nhà ở; hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, người ở vùng khó khăn tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý.

 

(2) Các chính sách, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó bao gồm: hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng; nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã, thôn, bản  ĐBKK...; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã, thôn, bản ĐBKK trong và ngoài Chương trình 135; nâng cao năng lực và giám sát đánh giá thực hiện các chương trình giảm nghèo; truyền thông về giảm nghèo.

 

(3) Duy trì và thực hiện tốt chính sách đặc thù của địa phương.

 

(4) Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 (2015 - 2018).

 

(5) Đề án hỗ trợ hạ tầng theo Quyết định số 293 ngày 5/2/2013 của Thủ

tướng Chính phủ.

 

(6) Thực hiện Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường.

 

(7) Tăng cường nguồn nhân lực làm công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, công tác xã hội cấp xã.

 

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án GNBV giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 8.200 tỷ đồng, trong đó: ngân sách T.ư phân bổ 7.654,5 tỷ đồng; ngân sách địa phương cân đối 80 tỷ đồng; vốn vay (WB) thực hiện Dự án giảm nghèo giai đoạn II 315,50 tỷ đồng; huy động đóng góp từ cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế khoảng 150 tỷ đồng.

 

                                                                                         P.V (TH)

Các tin khác

Không có hình ảnh

Huyện Cao Phong tiếp sức cho nông nghiệp “cất cánh”

(HBĐT) - Với tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp trong tổng cơ cấu kinh tế của huyện chiếm 48%; tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân đạt 6,3%/năm, những năm qua, huyện Cao Phong luôn dành sự đầu tư thỏa đáng để tạo đà cho nông nghiệp “cất cánh”.

Họp bàn về chủ trương thành lập Liên hiệp HTX cam Cao Phong

(HBĐT) - Chiều 1/3, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với UBND huyện Cao Phong tổ chức họp bàn về chủ trương thành lập Liên hiệp HTX cam Cao Phong.

Hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo đề án xây dựng củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, HTX tỉnh Hoà Bình

(HBĐT) - Ngày 1/3, Liên minh HTX tỉnh tổ chức Hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, HTX tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 trình Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành. Dự hội thảo có các đồng chí lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam, lãnh đạo các sở ngành của tỉnh và UBND các huyện, TP.

Khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở xã Vầy Nưa

(HBĐT) - Thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, đồng thời hưởng ứng phong trào thi đua “Đà Bắc chung sức xây dựng NTM”, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành, nguồn vốn từ Dự án giảm nghèo, Chương trình 135, đến nay, xã Vầy Nưa đạt 10 tiêu chí NTM. Các tiêu chí còn lại gồm: giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, môi trường đang được chính quyền và nhân dân trong xã nỗ lực thực hiện để hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra.

2 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 4.120 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở Công Thương, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 2 trên địa bàn tỉnh ước đạt 2.150 tỷ đồng, lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 4.120 tỷ đồng, tăng 16,06% so với cùng kỳ năm trước.

Giải ngân nguồn ngân sách Nhà nước đạt 19,5% kế hoạch

(HBĐT) - Năm 2017, tỉnh có tổng nguồn vốn NSNN được giao 2.533,307 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối NSNN 948,59 tỷ đồng; vốn T.ư hỗ trợ có mục tiêu 342,51 tỷ đồng, bao gồm: chương trình mục tiêu phát triển KT - XH các vùng 237,601 tỷ đồng; chương trình mục tiêu QP - AN trên địa bàn trọng điểm 25,5 tỷ đồng; chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững 11 tỷ đồng...; chương trình mục tiêu hỗ trợ vốn đối ứng ODA 27,48 tỷ đồng; vốn nước ngoài 326,183 tỷ đồng; nguồn trái phiếu Chính phủ 600 tỷ đồng (dự kiến); chương trình mục tiêu quốc gia 288,544 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục