(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, huyện Đà Bắc đã tập trung thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn trên địa bàn. Nhờ đó, công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ANCT - TTATXH, tăng cường QP-AN trên địa bàn.
Có mặt tại xã Cao Sơn trong những ngày đầu xuân, không khí phấn khởi lan toả ra khắp các cánh đồng, bờ ruộng. Trên những bãi đất tơi ướt đẫm sương, từ sáng sớm, người dân mải miết cấy trồng.
Theo lãnh đạo UBND xã Cao Sơn, được đầu tư hạ tầng cũng như thực hiện chính sách dân tộc, đến nay, hạ tầng nông thôn của xã đã khang trang hơn. Bên cạnh đó, các chính sách dành cho đồng bào dân tộc được triển khai đồng bộ nên nhiều hộ nghèo có thêm điều kiện phát triển kinh tế, cuộc sống người dân cũng ấm no hơn.
Thống kê của phòng Dân tộc huyện Đà Bắc, năm 2016, huyện được giao trên 14,1 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, huyện làm chủ đầu tư trên 11,5 tỷ đồng với 17 công trình; xã làm chủ đầu tư trên 2,5 tỷ đồng, xây dựng 9 công trình bao gồm: đường giao thông, đường nội đồng, kênh mương, nhà sinh hoạt cộng đồng... Trong năm đã có 34 công trình, chủ yếu là công trình nước sinh hoạt, mương, bai tưới tiêu và công trình giao thông được duy tu, đảm bảo luôn phát huy hiệu quả.
Nhờ chính sách dành cho đồng bào dân tộc được triển khai đồng bộ, người dân xã Toàn Sơn (Đà Bắc) có điều kiện phát triển chăn nuôi, cải thiện đời sống.
Bên cạnh đó, huyện Đà Bắc dành trên 4 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua tập huấn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi; hỗ trợ lợn giống Móng Cái, giống lợn thịt, dê giống, bò giống lai Sind, thức ăn hỗn hợp, giống cỏ, mua phân bón, giống cây cho các xã: Đồng Chum, Đồng Nghê, Đồng Ruộng, Mường Tuổng, Tân Pheo, Vầy Nưa, Tu Lý và Trung Thành...
Đặc biệt, tại xã Hiền Lương triển khai mô hình chăn nuôi lợn sinh sản với vốn đầu tư 225 triệu đồng. Phòng Dân tộc đã cấp cho 20 hộ, mỗi hộ 1 con lợn, trọng lượng từ 50-60 kg đang cho hiệu quả khả quan.
Đồng chí Xa Hữu Ban, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đà Bắc cho biết: Những năm qua, các chính sách dân tộc và chương trình, dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần xoá đói, giảm nghèo, mang lại cơ sở vật chất đáng kể cho đồng bào, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Cùng với đó, các công trình đường giao thông, mương bai phục vụ tưới tiêu triển khai nhanh giúp cho việc đi lại, giao lưu hàng hoá giữa các vùng thuận tiện, diện tích canh tác có đủ nước tưới tiêu phục vụ sản xuất, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi.
Cũng theo đồng chí Xa Hữu Ban, quan trọng hơn cả, việc tổ chức thực hiện được chỉ đạo chặt chẽ với sự tham gia giám sát của cộng đồng, người dân từ khâu xây dựng kế hoạch đến thi công xây dựng. Chính quyền cơ sở đã dành thời gian phối hợp với chủ đầu tư để đảm bảo công trình có chất lượng tốt, hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân được nâng cao.
Theo đánh giá của lãnh đạo huyện Đà Bắc, nhờ làm tốt công tác dân tộc, nhất là lĩnh vực đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn góp phần đẩy nhanh công tác xoá đói, giảm nghèo, qua đó, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế địa phương với bình quân 5 năm qua đạt 14%/năm. Thu nhập bình quân toàn huyện năm 2016 ước đạt 21 triệu đồng/ người.
H.T
(HBĐT) - Ngày 1/3, Liên minh HTX tỉnh tổ chức Hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, HTX tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 trình Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành. Dự hội thảo có các đồng chí lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam, lãnh đạo các sở ngành của tỉnh và UBND các huyện, TP.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, đồng thời hưởng ứng phong trào thi đua “Đà Bắc chung sức xây dựng NTM”, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành, nguồn vốn từ Dự án giảm nghèo, Chương trình 135, đến nay, xã Vầy Nưa đạt 10 tiêu chí NTM. Các tiêu chí còn lại gồm: giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, môi trường đang được chính quyền và nhân dân trong xã nỗ lực thực hiện để hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở Công Thương, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 2 trên địa bàn tỉnh ước đạt 2.150 tỷ đồng, lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 4.120 tỷ đồng, tăng 16,06% so với cùng kỳ năm trước.
(HBĐT) - Năm 2017, tỉnh có tổng nguồn vốn NSNN được giao 2.533,307 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối NSNN 948,59 tỷ đồng; vốn T.ư hỗ trợ có mục tiêu 342,51 tỷ đồng, bao gồm: chương trình mục tiêu phát triển KT - XH các vùng 237,601 tỷ đồng; chương trình mục tiêu QP - AN trên địa bàn trọng điểm 25,5 tỷ đồng; chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững 11 tỷ đồng...; chương trình mục tiêu hỗ trợ vốn đối ứng ODA 27,48 tỷ đồng; vốn nước ngoài 326,183 tỷ đồng; nguồn trái phiếu Chính phủ 600 tỷ đồng (dự kiến); chương trình mục tiêu quốc gia 288,544 tỷ đồng.
(HBĐT) - Hội Phụ nữ xã Bắc Phong (Cao Phong) hiện quản lý 5 tổ TK&VV với gần 200 thành viên vay vốn, thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu đãi với dư nợ trên 6,8 tỉ đồng, thu lãi hàng năm đạt trên 98%, không có nợ quá hạn; số dư tiền gửi tiết kiệm huy động của các thành viên vay vốn thông qua tổ tiết kiệm 22 triệu đồng.
(HBĐT) - 14 năm qua (2003 - 2016), Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, ngày càng thể hiện rõ nét vai trò là công cụ hiệu quả giúp thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.