(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn nằm trong quy hoạch vùng động lực kinh tế của tỉnh đang có nhiều dự án được triển khai. Huyện đã tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án.

 

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư huyện Kỳ Sơn bàn giải pháp giải quyết vướng mắc dự án trường mầm non Hoa Hồng, thị trấn Kỳ Sơn.

 

Toàn huyện hiện có 18 dự án đang thực hiện GPMB. Xác định công tác này có vai trò quan trọng sớm đưa các dự án vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư, thúc đẩy KT-XH, huyện Kỳ Sơn đã tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, kiện toàn, nâng cao năng lực của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư, huy động hệ thống chính trị, tích cực tuyên truyền, vận động người dân chấp hành và thực hiện chính sách, pháp luật về bồi thường GPMB; giải quyết những vướng mắc phát sinh đã góp phần tháo gỡ khó khăn trong GPMB thực hiện các dự án.

 

Dự án đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình qua địa phận huyện Kỳ Sơn dài 16,3 km, đi qua địa bàn 5 xã và thị trấn với tổng diện tích thu hồi tương đương khoảng 85 ha. Hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng phải đền bù và thực hiện tái định cư. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành GPMB.  Những tồn tại còn lại đang được tập trung giải quyết. Hộ ông Nguyễn Văn Xuyến, xóm Đồng Sông, xã Dân Hạ đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Huyện đã có quyết định điều chỉnh thu hồi đất bồi thường, hỗ trợ cho ông Đào Ngọc Sơn ở khu 2, thị trấn Kỳ Sơn.

 

Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư thị trấn Kỳ Sơn, phục vụ cho GPMB đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình cũng đã thực hiện chi trả tiền cho các hộ dân. Huyện  tích cực tuyên truyền, vận động những hộ dân còn lại đến nhận tiền và bàn giao mặt bằng theo quy định. Đối với dự án đường dây 220 KV Hòa Bình - tây Hà Nội; trạm biến áp và đường dây 110 KV, đường điện dự phòng nhà máy nước sạch. Trong đó, tuyến đường dây 220 KV chạy qua huyện Kỳ Sơn dài 12 km, bao gồm 4 xã và thị trấn; tuyến đường dây 35 KV qua địa bàn 5 xã và thị trấn khó khăn trong việc lập bản đồ, kiểm đếm đất đai, tài sản. Huyện phối hợp với chủ đầu tư giải quyết vướng mắc, tổng hợp phương án bồi thường để trình thẩm định, dự kiến trong quý I/2017 thực hiện chi trả cho hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng…

 

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư huyện Kỳ Sơn cho biết: Công tác GPMB, tái cư là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Xuất phát từ thực tế quản lý đất đai còn nhiều bất cập, diện tích đất sử dụng chưa có giấy tờ nhiều, việc sử dụng đất chưa đúng mục đích còn phổ biến, cấp cơ sở buông lỏng quản ý quỹ đất công ích 5%, các tranh chấp đất đai còn nhiều. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư còn nhiều điểm không phù hợp, nhất là chính sách hỗ trợ đất trồng cây lâu năm trong cùng thửa đất có nhà ở, hiện chỉ hỗ trợ như đất nông nghiệp khác là không phù hợp. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ tài sản trái mục đích trên đất không có dẫn tới phải  xin cơ chế riêng làm mất nhiều thời gian, danh mục bồi thường tài sản cũng không đầy đủ, chưa thực sự sát với thực tế, có danh mục đánh giá cao, có danh mục đánh giá quá thấp…

 

Việc điều chỉnh giảm chính sách hỗ trợ giá đất nông nghiệp theo các Quyết định số 16 và 32 của UBND tỉnh ảnh hưởng lớn đến việc bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp, ví dụ trước đây mức bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp 260.000 đồng/m2 nay giảm còn 165.000 đồng/m2  ảnh hưởng lớn đến công tác GPMB…

 

Huyện đang tăng cường công tác quản lý đất đai, trong đó chú trọng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổ chức đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ những người làm công tác quản lý đất đai, nhất là các xã, thị trấn. Trong GPMB huyện chủ trương xử lý những hiện tượng trục lợi chính sách đền bù GPMB, thực hiện kỷ cương, dân chủ, công bằng, đúng pháp luật trong thực thi chính sách của Nhà nước. UBND huyện kiến nghị với UBND tỉnh xem xét quy định đầy đủ, đồng bộ các chính sách bồi thường, hỗ trợ phù hợp với thực tế, bảo đảm thuận lợi trong tổ chức thực hiện chính sách đền bù hỗ trợ. Đồng thời đề xuất UBND tỉnh thành lập Ban GPMB có tính chất ổn định và chuyên nghiệp khi tới đây tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình đã định hình và   đưa vào khai thác, huyện đồng loạt triển khai nhiều dự án trọng điểm như KCN Mông Hóa, KCN Yên Quang và nhiều dự án khác…

 

 

 

                                                                Lê Chung

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Huyện Cao Phong đã thu hoạch trên 86% diện tích cam

(HBĐT) - Đến thời điểm này, nông dân huyện Cao Phong đã thu hoạch khoảng 780ha cam, đạt 86,6% tổng diện tích cam các loại, giá bán ổn định từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.

Ưu tiên vốn tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

(HBĐT) - Đây là nội dung chỉ đạo của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 1/2017 và được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 7/2/2017.

Dư nợ tín dụng đạt trên 17.000 tỷ đồng

(HBĐT) - Tính đến ngày 28/2, vốn huy động của các tổ chức tín dụng từ dân cư trên địa bàn tỉnh ước đạt 11.319 tỷ đồng, giảm 1,5% so với cuối năm 2016. Trong đó, vốn huy động trên 12 tháng 3.879 tỷ đồng, chiếm 34,2% nguồn vốn huy động. Tổng dư nợ toàn địa bàn ước đạt 17.025 tỷ đồng, tăng 1,2% so với 31/12/2016; nợ xấu 396 tỷ đồng, chiếm 2,34% tổng dư nợ, tăng 141 tỷ đồng so với cuối năm 2016.

Hội viên nông dân tiêu biểu trong xóa đói, giảm nghèo

(HBĐT) - Những năm qua, bằng sự năng động, sáng tạo, hội viên nông dân Bùi Văn Long, xóm Chiềng 5, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn là người truyền cảm hứng cho nhiều hội viên nông dân xã Vĩnh Đồng phát triển kinh tế gia đình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Hướng đến nhân rộng mô hình chăn nuôi bò vỗ béo

(HBĐT) - Cho đến bây giờ, tập quán thả rông gia súc, bỏ vật nuôi tự kiếm ăn trên rừng, trên núi vẫn tồn tại ở một số địa phương trong tỉnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa các huyện Đà Bắc, Mai Châu. Gần đây, một số hộ chăn nuôi ở xã Tu Lý (Đà Bắc) triển khai mô hình nuôi bò vỗ béo tại chuồng. Mô hình hướng tới nhân rộng nhằm tuyên truyền thay đổi, từ bỏ thói quen thả rông, thiếu sự chăm sóc, quản lý gia súc trong nhân dân.

Khoảng 8.200 tỷ đồng thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 237/QĐ-UBND ngày 23/2/2017 phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững (GNBV) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục