(HBĐT) - “Đất khó” Yên Thủy luôn hứng chịu thiệt hại nặng nề của thời tiết khắc nghiệt. Thế nhưng huyện lại nỗ lực vượt lên khó khăn, ghi dấu ấn đậm nét khởi nguồn sáng tạo về tư duy và cách làm trong sản xuất nông nghiệp. Yên Thủy là địa phương duy nhất của tỉnh thực hiện thành công, có quy mô chủ trương dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, tổ chức lại quỹ đất sản xuất, hướng tới mục tiêu khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, đưa cơ giới vào đồng ruộng để thúc đẩy sản xuất, từng bước hình thành vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa, bền vững gắn với xây dựng NTM.
Huy động tổng lực - chỉ đạo sâu sát
Huyện Yên Thủy thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp từ năm 2013, thí điểm tại các xóm Hổ 2 (xã Ngọc Lương), Ao Hay (xã Yên Trị). Từ mô hình điểm trên, mỗi năm huyện Yên Thủy lại tiến thêm một bước và càng nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo đến nay đã hình thành phong trào dồn điền đổi thửa ở hầu hết các xã trên địa bàn. Số thửa đất nông nghiệp bình quân trên hộ đã giảm khoảng 61%. Từ chỗ bình quân 7-9 thửa/hộ nay giảm còn 3 thửa/hộ. Có những hộ có tới 36 thửa, giảm còn 5-6 thửa. Đồng ruộng được tổ chức lại ngăn nắp,thẳng cánh cò bay. Hạ tầng giao thông thủy lợi, nghĩa trang, đất giãn quy hoạch và xây dựng phù hợp với quy hoạch NTM. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân về dồn điền, đổi thửa là cần thiết, hiệu quả tích cực tham gia. Nông dân yêu đất, yêu cây, nâng niu từng tấc đất, hăng hái thi đua lao động sản xuất. Đây là kết quả sự tập trung chỉ đạo của BTV Huyện ủy, chính quyền các cấp, huy động cả hệ thống chính trị tham gia quyết liệt chỉ đạo thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa bền bỉ trong nhiều năm qua.
Xóm Minh Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) sau dồn điền, đổi thửa đã tạo thuận lợi cho nông dân sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Đồng chí Bùi Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện, từng là Trưởng phòng NN&PTNT cho biết: Đất đai là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân. Thực hiện dồn điền, đổi thửa, tức là chia lại, xác lập quyền sở hữu ruộng đất mới cho người dân. Các khu ruộng người dân sở hữu từ bao đời, chỗ bờ xôi, ruộng mật, nơi thuận nước tưới, chỗ nhiều đá, chỗ xa khu dân cư… Nếu không chỉ đạo sâu sát, có trách nhiệm và công tâm thì công tác dồn điền đổi thửa dễ “ vỡ trận”.
Thực tế trong quá trình chỉ đạo cũng phát sinh những tư tưởng trái chiều, những băn khoăn, nhiều ý kiến không hợp tác, thậm chí xúc phạm cả cán bộ. Chẳng hạn người dân ở ở xóm Lòng (xã Yên Trị) lên huyện khiếu nại, thắc mắc về quy trình, cách thực hiện bốc thăm ruộng đất. BTV Huyện ủy đã kịp thời chỉ đạo giải quyết thỏa đáng những kiến nghị người dân. Là việc làm mới, huyện Yên Thủy liên tục rút kinh nghiệm, kịp thời nắm bắt khó khăn để lãnh đạo, chỉ đạo dồn điền, đổi thửa. Nghị quyết về dồn điền, đổi thửa của BTV Huyện ủy đã được cụ thể hóa thành kế hoạch, phương án, giải pháp của BCĐ dồn điền, đổi thửa từ huyện xuống thôn, xóm. Các đồng chí BTV Huyện ủy, thủ trưởng các ngành chức năng được phân công phụ trách các xã, xóm. Các cơ quan chuyên môn bám sát ruộng đồng để tổ chức thực hiện. Trong chỉ đạo, đề cao vai trò, trách nhiệm của chi bộ, ban quản lý xóm, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên ở xóm để dồn điền đổi thửa. Trong đó mọi vấn đề phải được bàn bạc công khai, thống nhất chủ trương để chỉ đạo. Bàn và thống nhất trong BTV, cấp ủy rồi còn phải “xắn tay” vào chỉ đạo trực tiếp, kịp thời nắm bát và giải quyết những phát sinh từ cơ sở.
Ở cấp thôn xóm cũng vậy. BTV Huyện ủy thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát thực hiện gắn với cơ chế nhắc việc và kiểm điểm trách nhiệm. Phó Chủ tịch UBND huựên Bùi Thị Kim Cúc nhiều lần tâm sự: Họp giao ban BTV, cấp ủy, đồng chí Bí thư và Thường trực Huyện ủy nghe các đồng chí phụ trách vùng báo cáo tiến độ và những khó khăn, tồn tại chỉ đạo thực hiện dồn điền, đổi thửa, đồng chí nào “lơ mơ” là bị nhắc nhở, kiểm điểm ngay. Vì thế nên các đồng chí cấp ủy, phòng ban chức năng đều phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ chỉ đạo dồn điền, đổi thửa.
Dân chủ, phát huy sáng tạo trong dân
Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Thị Kim Cúc cho biết: Định hướng xuyên suốt đã trở thành nguyên tắc trong thực hiện dồn điền đổi thửa của huyện Yên Thủy là phải phát huy quy chế dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện thực hiện đúng nguyên tắc “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi” từ đó tạo sự đồng thuận cao của người dân. Đồng thời với các chiến dịch tuyên truyền tới từng hộ dân, người dân được công khai chủ trương, cách thức, phương án thực hiện dồn điền đổi thửa. BCĐ huyện chỉ đạo các xã tổ chức hội nghị triển khai công tác dồn điền, đổi thửa; thống kê số thửa, diện tích, vị trí, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của từng hộ, xây dựng phương án quy hoạch ruộng đồng, phương án dồn điền, đổi thửa. Xã, xóm họp dân lập phương án quy hoạch đồng ruộng, phương án dồn điền, đổi thửa, thống nhất phương án dồn điền, đổi thửa. Người dân gần đồng ruộng, hiểu rõ đồng ruộng của mình và có phương án tối ưu nhất để xây dựng đề án dồn điền, đổi thửa từng thôn, xóm. Sau khi họp lấy ý kiến thống nhất của các thôn, xóm, khu dân cư, nhiều phương án dồn, đổi ra cho phù hợp, chỗ tổ chức ưu tiên gia đình chính sách, bốc thăm, chỗ dồn, chỗ cho phù hợp với thực tế cơ sở.
Phó Bí thư chi bộ xóm Minh Thành, xã Yên Trị Lưu Thị Lan cho biết: Minh Thành là xóm thứ 2 của xã Yên Trị (sau Ao Hay) thực hiện dồn điền, đổi thửa. Cả xóm có 124 hộ dân, hơn 38 ha đất nông nghiệp. Ruộng đồng không bằng phẳng như Ao Hay, đất đai Minh Thành bố trí rải rác tại các khu dân cư. Có nhà nhiều đất, nhà ít đất. Ban dồn điền đổi thửa xóm được thành lập, cơ cấu các đồng chí bí thư chi bộ, trưởng thôn, các đầu ngành, đoàn thể. Xóm tổ chức cho người dân thăm quan, học tập cách làm của xóm Ao Hay. Về cơ bản, người dân hưởng ứng chủ trương dồn điền đổi thửa. Thế nhưng vẫn còn tư tưởng băn khoản ruộng tốt, ruộng xấu, sau khi chia đất không biết lấy nước ra sao…Xã, thôn đã tổ chức hàng chục cuộc họp, tuyên truyền, vận động, họp dân thống nhất phương án. Không giống các thôn xóm khác, Minh Thành người dân đồng thuận phương án ghép diện tích, vừa dồn, vừa đổi. Nhà ai ở khu thứ nhất được nhận đất ở khu thứ nhất lần lượt theo diện tích. Phải mất một năm dòng, xóm Minh Thành đã hoàn thành dồn đổi đất nông nghiệp. Từ chỗ nhà nhiều có 11-12 thửa nay chỉ còn 2-3 thửa. Đặc biệt người dân đã đồng thuận hiến đất, góp công sức xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi khá đồng bộ và có cả khu vực đất giãn dân, xây dựng cả nhà văn hóa trị giá hàng trăm triệu đồng, có nhiều hộ góp tới cả chục triệu đồng làm đường giao thông. Người dân ai cũng phấn chấn vì đây là ý Đảng, lòng dân hòa quyện. Tình làng nghĩa xóm được thắt chặt hơn. Sản xuất thuận lợi hơn nhiều, diện mạo quê nhà cũng đổi thay rõ rệt.
Là huyện nghèo, kinh phí dành cho dồn điền, đổi thửa phải căn cơ. Nếu không phát huy nguồn lực, sức sáng tạo của nhân dân thì chắc chắn huyện Yên Thủy không có được thành công như hiện nay. Năm 2016, kinh phí thực hiện dồn điền, đổi thửa của huyện trên 1,6 tỷ đồng, trong đó, người dân đóng góp hơn một nửa- Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Thị Kim Cúc tâm sự. Đến nay, phong trào dồn điền, đổi thửa đã lan tỏa hầu hết các xã trong huyện, trong đó có 3 xã hoàn thành gồm: Ngọc Lương,Yên Trị và Phú Lai. Khi dồn điền, đổi thửa đã thành phong trào rộng khắp, sự chỉ đạo tập trung, sâu sát của cấp ủy, chính quyền trong hệ thống chính trị, trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy sức sáng tạo, người dân đang hiện thực hóa chủ trương của Đảng vào cuộc sống, tạo nên động lực mạnh mẽ giúp huyện Yên Thủy “bứt phá” vươn lên.
Bài 2: Tạo sức lan tỏa thúc đẩy sản xuất và xây dựng nông thôn mới.
Lê Chung
(HBĐT) - Vụ thu hoạch bí xanh của nông dân huyện Tân Lạc vừa bắt đầu được mươi ngày nay. Thay vì niềm hân hoan đón lứa quả đầu, hộ trồng bí lại lo âu bởi chưa bao giờ giá bí xanh đầu vụ lại thấp như thời điểm hiện tại.
(HBĐT) - 3 tháng đầu năm, hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng khá cao. Hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
(HBĐT) - Để nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích canh tác, UBND huyện Yên Thuỷ đã chỉ đạo các xã chủ động chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả như sắn, lúa 1 vụ sang trồng cây có múi.
(HBĐT) - Công ty TNHH MTV Sông Bôi tiền thân là nông trường Sông Bôi trước đây được chuyển đổi từ năm 2010, trực thuộc UBND tỉnh. Với sản phẩm chủ lực là cây chè LDP1 năng suất, chất lượng cao. Trong năm qua, với tinh thần trách nhiệm, dân chủ, đổi mới cùng sự đoàn kết vượt khó của tập thể cán bộ, công nhân, người lao động, Công ty TNHH MTV Sông Bôi đã xuất khẩu thành công 200 tấn chè khô sang thị trường Đài Loan đảm bảo an toàn không tồn dư chất cấm. Đây là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo tiền đề vững chắc cho tiến trình phát triển mới.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 1329/QĐ - UBND ngày 19/5/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án chuyển đổi giống mía tím bằng phương pháp nuôi cấy mô, UBND huyện Yên Thuỷ đã chỉ đạo lồng ghép từ các nguồn vốn, xây dựng và thực hiện mô hình trồng mía tím bằng giống mía nuôi cấy mô, quy mô thực hiện 4 ha tại xã Lạc Lương với 20 hộ tham gia gắn với HTX Yên Tân, tổng kinh phí thực hiện 165,8 triệu đồng. Trong đó, tỉnh hỗ trợ cây giống, ngân sách huyện hỗ trợ 48,8 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp 117 triệu đồng.
(HBĐT) - 3 tháng đầu năm, TP Hòa Bình đã phê duyệt dự toán bồi thường hỗ trợ, tái định cư 16 công trình. Đồng thời ban hành quyết định thu hồi 1.106.694 m2 đất các loại để thực hiện các công trình, dự án.