(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế tự nhiên, một số hộ dân xóm Thăm và xóm Ong, xã Trung Hòa (Tân Lạc) sinh sống ở khu vực ven lòng hồ sông Đà đã chuyển hướng phát triển nghề nuôi cá lồng. Sau hơn 2 năm nuôi thí điểm, mô hình nuôi cá lồng đã đem lại thu nhập khá cho người dân và là hướng đi mới trong phát triển kinh tế tại xã.
Đồng chí Bùi Văn Thích, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Hòa cho biết: Toàn xã có 505 hộ, 2.347 nhân khẩu thuộc 6 xóm. Là xã thuần nông, người dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên với địa hình tự nhiên đa phần là đồi núi cao, diện tích đất sản xuất chỉ có 342 ha, chiếm 9,6% tổng diện tích toàn xã. Các mô hình chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung. Bên cạnh đó, các trục đường giao thông chưa được bê tông hóa, chủ yếu là đường đất cản trở việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Hệ thống thủy lợi chưa được quan tâm đầu tư xây dựng, do đó không đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, sản xuất của người dân. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp của xã hiệu quả kinh tế không cao. Ngoài ra, trên địa bàn xã chưa có các doanh nghiệp, chưa phát triển các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ. Vì vậy đời sống người dân xã Trung Hòa còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 11 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50%.
Hộ gia đình ông Đinh Công Đỉnh ở xóm Ong, xã Trung Hòa (Tân Lạc) nuôi thử nghiệm cá trắm cỏ, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
Trước thực tế đó, một số hộ dân xóm Ong và xóm Thăm sinh sống ở khu vực ven lòng hồ sông Đà đã tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển nghề nuôi cá lồng. Với diện tích mặt hồ rộng trên 80 ha là điều kiện lý tưởng để nuôi thủy sản. Theo thống kê, trên địa bàn xóm Ong và xóm Thăm hiện có trên 60 hộ phát triển nuôi cá lồng với trên 140 lồng cá các loại. Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị trường, các hộ dân nuôi các loại cá: trắm đen, trắm trắng, lăng, rô phi… Trung bình mỗi lồng cá cho thu nhập từ 5- 7 triệu đồng, Một vài hộ nhiều vốn đầu tư giống có thể thu được trên 10 triệu đồng/lồng. Hiện nay, các hộ dân thuộc 2 xóm đã phát triển nuôi từ 3- 4 lồng cá, một số hộ tiêu biểu phát triển đến 10 lồng cá.
Cùng cán bộ UBND xã, chúng tôi đến thăm gia đình ông Đinh Công Đỉnh ở xóm Ong, một trong những gia đình tiêu biểu phát triển nghề nuôi cá lồng. ông Đỉnh cho biết: “Bắt tay vào nuôi cá lồng từ năm 2013, đến nay, gia đình tôi đã nhân rộng quy mô lên 10 lồng với nhiều giống cá như trắm trắng, trê lai, chép… Năm 2016, gia đình tôi xuất ra thị trường khoảng 5 tạ cá các loại, trong đó, cá trắm trắng có giá 70.000 đồng/kg, chép 60.000 đồng/kg. Với thị trường tiêu thụ ổn định, năm vừa qua, gia đình tôi thu trên 40 triệu đồng từ nuôi cá lồng, so với trước đây làm nông nghiệp, hiệu quả kinh tế gấp 4 lần.
Đồng chí Bùi Văn Thích, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: “Để duy trì và phát triển mạnh mô hình nuôi cá lồng, chính quyền xã mong muốn Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn cho người dân đầu tư hệ thống lồng bè và nhân rộng quy mô sản xuất. Mong muốn ban, ngành liên quan phối hợp tổ chức các buổi tập huấn giúp người dân áp dụng KH-KT vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, xã sẽ huy động các nguồn lực đầu tư các tuyến đường giao thông để thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Qua đó tạo điều kiện giúp các hộ dân phát triển mô hình nuôi cá lồng, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống”.
Đức Anh
(HBĐT) - Ngày 31/3, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh đã có buổi làm việc với BCĐ các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Lạc Thuỷ thẩm định xã Thanh Nông về đích NTM năm 2016.
(HBĐT) - Vụ thu hoạch bí xanh của nông dân huyện Tân Lạc vừa bắt đầu được mươi ngày nay. Thay vì niềm hân hoan đón lứa quả đầu, hộ trồng bí lại lo âu bởi chưa bao giờ giá bí xanh đầu vụ lại thấp như thời điểm hiện tại.
(HBĐT) - 3 tháng đầu năm, hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng khá cao. Hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
(HBĐT) - Để nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích canh tác, UBND huyện Yên Thuỷ đã chỉ đạo các xã chủ động chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả như sắn, lúa 1 vụ sang trồng cây có múi.
(HBĐT) - Công ty TNHH MTV Sông Bôi tiền thân là nông trường Sông Bôi trước đây được chuyển đổi từ năm 2010, trực thuộc UBND tỉnh. Với sản phẩm chủ lực là cây chè LDP1 năng suất, chất lượng cao. Trong năm qua, với tinh thần trách nhiệm, dân chủ, đổi mới cùng sự đoàn kết vượt khó của tập thể cán bộ, công nhân, người lao động, Công ty TNHH MTV Sông Bôi đã xuất khẩu thành công 200 tấn chè khô sang thị trường Đài Loan đảm bảo an toàn không tồn dư chất cấm. Đây là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo tiền đề vững chắc cho tiến trình phát triển mới.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 1329/QĐ - UBND ngày 19/5/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án chuyển đổi giống mía tím bằng phương pháp nuôi cấy mô, UBND huyện Yên Thuỷ đã chỉ đạo lồng ghép từ các nguồn vốn, xây dựng và thực hiện mô hình trồng mía tím bằng giống mía nuôi cấy mô, quy mô thực hiện 4 ha tại xã Lạc Lương với 20 hộ tham gia gắn với HTX Yên Tân, tổng kinh phí thực hiện 165,8 triệu đồng. Trong đó, tỉnh hỗ trợ cây giống, ngân sách huyện hỗ trợ 48,8 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp 117 triệu đồng.