(HBĐT) - Sau nhiều năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, mặc dù đã huy động được sức người, sức của thực hiện các tiêu chí, song hiện nay, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) mới đạt 11 tiêu chí. Còn nhiều tiêu chí khó cần chưa đạt, điển hình là tiêu chí về giao thông nông thôn.

 

Là một trong những xã vùng sâu, vùng xa của huyện Tân Lạc, cách trung tâm huyện 23 km, đường giao thông luôn là trăn trở của cán bộ, người dân xã   Ngổ Luông và người dân vùng lân cận. Mặc dù trong những năm qua, xã Ngổ Luông đã tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh, nguồn lực trong nhân dân để xây dựng hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn. Tuy nhiên, do đặc thù là xã vùng sâu, vùng cao, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, thu nhập dựa vào cây lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm, bình quân mới đạt 13 triệu đồng/ năm. Khó khăn chồng chất khó khăn, do vậy,  việc phát huy nội lực từ sức dân cùng nguồn kinh phí của xã để xây mới và nâng cấp các trục đường giao thông thôn, xóm là “bài toán” khó.

 

 

Đường liên xóm ở xã Ngổ Luông (Tân Lạc) chủ yếu là đường đất, đi lại rất khó khăn vào mùa mưa.

 

Đồng chí Bùi Văn Phong,  Chủ tịch UBND xã Ngổ Luông cho biết: Trước đây, xã Ngổ Luông đã được thi công trên 4,5km trục đường khu vực trung tâm xã. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên công trình dở dang. Bên cạnh đó, không ít người dân ở các xóm Trẳm 1, Trẳm 2, Luông Trên... còn nặng tư tưởng tự cung, tự cấp. Các loại nông sản, vật nuôi chủ yếu dùng trong   nhà, chưa trở thành sản phẩm hàng hóa. Do đó, việc phát huy nguồn lực từ sức dân để  hoàn thiện hệ thống giao thông còn hạn chế”.

 

Đường giao thông liên xã Ngổ Luông - Quyết Chiến hầu như chưa được bê tông hóa. Toàn bộ tuyến đường giao thông liên xã, liên xóm của xã Ngổ Luông đều là đường đất. Đường liên xã Ngổ Luông - Ngọc Sơn (Lạc Sơn) có một số đoạn cao, nhỏ hẹp tại xóm Luông Dưới, vào mùa mưa rất trơn trượt, mép vực không có hàng rào ngăn cách khiến cho việc đi lại vô cùng nguy hiểm. Giao thông khó khăn là lý do chính khiến tư thương  ép giá, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, giao thương hàng hóa.

 

Theo đó xã Ngổ Luông mong muốn các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa, nhất là vấn đề cải tạo đường giao thông nông thôn,  giúp người dân đi lại thuận tiện và có điều kiện phát triển kinh tế, đồng thời giúp xã hoàn thành nhanh hơn các tiêu chí xây dựng NTM.

 

 

                                                                          Hoàng Anh

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Giá trị xuất khẩu ước tăng hơn 30,95% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Theo số liệu ngành Công Thương, trong quý I, kim ngạch xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh tăng trưởng khá. Giá trị xuất khẩu ước đạt 103,67 triệu USD, tăng 30,95% so với cùng kỳ năm trước, bằng 22,3% kế hoạch năm.

Nuôi vịt đẻ trứng, mỗi tháng thu nhập 30 triệu đồng

(HBĐT) - Về xã Thành Lập (Lương Sơn) hiện có rất nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Điển hình là mô hình nuôi vịt đẻ trứng của gia đình anh Vũ Văn Sơn thôn ở 3 - 2B, xã Thành Lập, mỗi tháng cho thu 30 triệu đồng. Với diện tích 6 ha, địa hình thuận lợi, ao, hồ rộng nên gia đình anh đã đầu tư nuôi vịt đẻ trứng. Năm 2010, anh nuôi khoảng 1.000 con, vừa nuôi, vừa học hỏi kỹ thuật để đạt được hiệu quả. Nhờ ham học hỏi, cần cù, chịu khó nên anh Sơn đã nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật nuôi. Nuôi đến khoảng 4 tháng là vịt bắt đầu đẻ trứng, đem lại nguồn thu cho gia đình. Nhận thấy bước đầu thành công nên anh Vũ Văn Sơn tiếp tục đầu tư nhân đàn. Đến nay, trang trại chăn nuôi của gia đình anh có 4.500 vịt đẻ trứng.

Toàn tỉnh có 28 trang trại và HTX nuôi trồng thủy sản

(HBĐT) - 3 tháng đầu năm, phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định. Công tác thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tăng cường. Công tác kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường thủy sản được đảm bảo, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Do mùa khô, diện tích ao hồ bị thu hẹp, hiện toàn tỉnh có 2.605 ha nuôi trồng thủy sản trong ao, hồ nhỏ, giảm 180 ha. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 3.855 lồng cá, 28 trang trại và HTX nuôi trồng thủy sản. Trong đó có 8 cơ sở chuyên nuôi thủy sản, 20 cơ sở kết hợp nuôi thủy sản.

Bài 2: Tạo sức lan tỏa thúc đẩy sản xuất và xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Huy động cả hệ thống chính trị tham gia, chỉ đạo sâu sát, công tâm và có trách nhiệm, thực hiện đúng nguyên tắc “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”, phát huy nguồn lực, sức sáng tạo của người dân, huyện Yên Thủy đã gặt hái được những thành công trong dồn điền đổi thửa. Những kinh nghiệm quý báu này đang được huyện Yên Thủy áp dụng chỉ đạo toàn diện phong trào dồn điền, đổi thửa góp phần thúc đẩy sản xuất, gắn với xây dựng NTM; chỉ đạo giải quyết các vấn đề của thực tiễn đặt ra, đưa nhanh chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Nuôi cá lồng - hướng thoát nghèo ở xã Trung Hòa

(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế tự nhiên, một số hộ dân xóm Thăm và xóm Ong, xã Trung Hòa (Tân Lạc) sinh sống ở khu vực ven lòng hồ sông Đà đã chuyển hướng phát triển nghề nuôi cá lồng. Sau hơn 2 năm nuôi thí điểm, mô hình nuôi cá lồng đã đem lại thu nhập khá cho người dân và là hướng đi mới trong phát triển kinh tế tại xã.

Bài 1: Khởi nguồn sáng tạo trong nông nghiệp

(HBĐT) - “Đất khó” Yên Thủy luôn hứng chịu thiệt hại nặng nề của thời tiết khắc nghiệt. Thế nhưng huyện lại nỗ lực vượt lên khó khăn, ghi dấu ấn đậm nét khởi nguồn sáng tạo về tư duy và cách làm trong sản xuất nông nghiệp. Yên Thủy là địa phương duy nhất của tỉnh thực hiện thành công, có quy mô chủ trương dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, tổ chức lại quỹ đất sản xuất, hướng tới mục tiêu khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, đưa cơ giới vào đồng ruộng để thúc đẩy sản xuất, từng bước hình thành vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa, bền vững gắn với xây dựng NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục