(HBĐT) - Xây dựng các mô hình hỗ trợ theo hình thức nhóm hộ nhằm cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, giúp các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển các mô hình kinh tế cần sự đầu tư lớn như: nuôi dê sinh sản, bò lai Sind, gà thương phẩm… đó là cách làm mà một số xã đang thực hiện. Các nhóm hộ nuôi dê thương phẩm ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Yên Thủy là ví dụ điển hình về cách giảm nghèo bền vững.

 

Với lợi thế về diện tích đồi, núi lại có nhân công, năm 2013, 14 hộ nghèo và hộ cận nghèo ở xóm Quyết Thắng, xã Lạc Lương (Yên Thủy) đã được Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của huyện hỗ trợ 28 con dê giống phát triển chăn nuôi dê sinh sản. Để tiện cho việc chăm sóc và chăn nuôi đàn dê, các hộ đã thành lập 4 nhóm hộ cùng sở thích. Mỗi nhóm làm 1 chuồng nuôi nhốt, các gia đình thay phiên nhau chăm sóc và chăn thả đàn dê. Việc thành lập nhóm cùng sở thích  giúp các hộ trong nhóm có thể cùng chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi. Hộ có đất sẽ xây dựng chuồng trại, hộ có nhân công chăm sóc đàn dê và đặc biệt khi có dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm các hộ trong nhóm sẽ cùng nhau tìm ra phương pháp phòng - chống dịch bệnh. Nhờ cách làm này mà đàn dê của các nhóm hộ ở xóm Quyết Thắng, xã Lạc Lương phát triển tốt,  nhiều năm nay không bị dịch bệnh xảy ra. Năm 2015, các nhóm hộ đã có dê thương phẩm xuất bán. 

 

 

Đàn dê thương phẩm của nhóm hộ nghèo ở xóm Quyết Thắng, xã Lạc Lương (Yên Thủy) phát triển tốt, mang lại cơ hội giảm nghèo cho người dân.

 

Bà Bùi Thị Mẻo, trưởng nhóm hộ nuôi dê tại xóm  Quyết Thắng cho biết: Năm 2015, 2016, nhóm đã bán được 1,2 tấn dê thương phẩm. Mỗi hộ trong nhóm được 10,2 triệu đồng, trong 14 hộ đã có 3 hộ thoát được nghèo.

 

Cũng là 1 trong 6 xã đặc biệt khó khăn nằm trong Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của huyện Yên Thủy, xã Đa Phúc cũng được huyện lựa chọn triển khai tiểu dự án nuôi dê thương phẩm thuộc nguồn vốn giảm nghèo giai đoạn 2. Theo đó, 17 hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc 3 nhóm cùng sở thích của xóm Heo được hỗ trợ 34 con dê giống, tương đương với 6 triệu đồng/hộ. Còn lại các hộ dân đóng góp 20% chi phí làm chuồng trại, thức ăn và chi phí đảm bảo môi trường xung quanh khu vực chuồng trại. Hiện đàn dê của các nhóm hộ xã Đa Phúc đã phát triển lên 46 con, nâng số đàn dê thương phẩm của xã lên trên 400 con, cung cấp nguồn thực phẩm cho các địa phương trong và ngoài tỉnh.

 

Đối việc nắm bắt kỹ thuật chăm sóc đàn dê, anh Bùi Văn Sân, xóm Heo, xã Đa Phúc chia sẻ: Nhóm sau khi thành lập giao cho 1 tổ có trách nhiệm tìm hiểu, nghiên cứu thông tin nuôi dê trên các phương tiện thông tin đại chúng để truyền đạt cho các hộ dân trong nhóm cùng biết và thực hiện. Do đó, đàn dê của nhóm phát triển tốt.

 

Với lợi thế về đồi, núi, huyện Yên Thủy phát triển mạnh đàn dê thương phẩm. Trong đó, dựa trên nguồn vốn  Nhà nước hỗ trợ, Dự án giảm nghèo giai đoạn 2, huyện đã hỗ trợ con giống cho các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số để các hộ dân phát triển chăn nuôi, cải thiện mức thu nhập. Đến nay, đàn dê của huyện lên gần 8.000 con, chiếm 26% đàn dê toàn tỉnh.

 

Theo đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy: Trong thời gian tới, dựa trên nhu cầu của người dân và điều kiện thực tế của các nhóm hộ, huyện chỉ đạo BQL Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của huyện thực hiện liên kết đối tác sản xuất nuôi dê Bách Thảo. Kế hoạch đã được phê duyệt trên 1.000 con với tổng số tiền gần 7,5 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn Ngân hàng thế giới hỗ trợ gần 5 tỷ đồng, còn lại vốn do nhân dân đóng góp, vốn đối tác và vốn đối ứng của địa phương. Đồng thời huyện chỉ đạo các xã chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cho người nông dân.

 

Chương trình hỗ trợ, liên kết sản xuất theo hình thức nhóm hộ có ý nghĩa quan trọng đối với cải thiện đời sống người dân, nhất là các hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy. Nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số được thụ hưởng nguồn hỗ trợ của Nhà nước có thể triển khai mô hình nuôi dê, gà thương phẩm, nuôi bò lai Sind... góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng mức thu nhập bình quân của huyện lên 28,9 triệu đồng/người/năm/ 2017.

 

 

                                                                                     Hồng Len

                                                                               (Đài PT&TH tỉnh)

Các tin khác

Không có hình ảnh

Phát huy nguồn lực trong nhân dân làm đường giao thông nông thôn

(HBĐT) - Phát huy nguồn lực xã hội và người dân làm đường giao thông nông thôn (GTNT) được nhiều địa phương thực hiện hiệu quả, tạo diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn. Từ việc huy động tốt nguồn lực trong nhân dân, Yên Trị (Yên Thủy) đang trên hành trình về đích nông thôn mới. ông Bùi Văn Quảng, xóm Minh Thành, Yên Trị cho biết: Nhận thức đầy đủ, bà con trong xóm phấn khởi hưởng ứng chương trình phát triển GTNT gắn với xây dựng NTM. Xóm có 125 hộ gia đình tích cực đóng góp công sức, tiền của làm hạ tầng GTNT. Có những gia đình hiến đất, góp công ủng hộ làm đường đến cả chục triệu đồng. Từ chỗ chưa có đường bê tông hóa, đến nay, toàn xóm đã có hơn 3 km được bê tông hóa theo chuẩn NTM. Hiện, người dân sôi nổi hưởng ứng phong trào của xã để làm đường ra đồng ruộng phục vụ sản xuất và cải thiện dân sinh.

Giá trị xuất khẩu ước tăng hơn 30,95% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Theo số liệu ngành Công Thương, trong quý I, kim ngạch xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh tăng trưởng khá. Giá trị xuất khẩu ước đạt 103,67 triệu USD, tăng 30,95% so với cùng kỳ năm trước, bằng 22,3% kế hoạch năm.

Nuôi vịt đẻ trứng, mỗi tháng thu nhập 30 triệu đồng

(HBĐT) - Về xã Thành Lập (Lương Sơn) hiện có rất nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Điển hình là mô hình nuôi vịt đẻ trứng của gia đình anh Vũ Văn Sơn thôn ở 3 - 2B, xã Thành Lập, mỗi tháng cho thu 30 triệu đồng. Với diện tích 6 ha, địa hình thuận lợi, ao, hồ rộng nên gia đình anh đã đầu tư nuôi vịt đẻ trứng. Năm 2010, anh nuôi khoảng 1.000 con, vừa nuôi, vừa học hỏi kỹ thuật để đạt được hiệu quả. Nhờ ham học hỏi, cần cù, chịu khó nên anh Sơn đã nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật nuôi. Nuôi đến khoảng 4 tháng là vịt bắt đầu đẻ trứng, đem lại nguồn thu cho gia đình. Nhận thấy bước đầu thành công nên anh Vũ Văn Sơn tiếp tục đầu tư nhân đàn. Đến nay, trang trại chăn nuôi của gia đình anh có 4.500 vịt đẻ trứng.

Toàn tỉnh có 28 trang trại và HTX nuôi trồng thủy sản

(HBĐT) - 3 tháng đầu năm, phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định. Công tác thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tăng cường. Công tác kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường thủy sản được đảm bảo, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Do mùa khô, diện tích ao hồ bị thu hẹp, hiện toàn tỉnh có 2.605 ha nuôi trồng thủy sản trong ao, hồ nhỏ, giảm 180 ha. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 3.855 lồng cá, 28 trang trại và HTX nuôi trồng thủy sản. Trong đó có 8 cơ sở chuyên nuôi thủy sản, 20 cơ sở kết hợp nuôi thủy sản.

Bài 2: Tạo sức lan tỏa thúc đẩy sản xuất và xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Huy động cả hệ thống chính trị tham gia, chỉ đạo sâu sát, công tâm và có trách nhiệm, thực hiện đúng nguyên tắc “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”, phát huy nguồn lực, sức sáng tạo của người dân, huyện Yên Thủy đã gặt hái được những thành công trong dồn điền đổi thửa. Những kinh nghiệm quý báu này đang được huyện Yên Thủy áp dụng chỉ đạo toàn diện phong trào dồn điền, đổi thửa góp phần thúc đẩy sản xuất, gắn với xây dựng NTM; chỉ đạo giải quyết các vấn đề của thực tiễn đặt ra, đưa nhanh chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Nuôi cá lồng - hướng thoát nghèo ở xã Trung Hòa

(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế tự nhiên, một số hộ dân xóm Thăm và xóm Ong, xã Trung Hòa (Tân Lạc) sinh sống ở khu vực ven lòng hồ sông Đà đã chuyển hướng phát triển nghề nuôi cá lồng. Sau hơn 2 năm nuôi thí điểm, mô hình nuôi cá lồng đã đem lại thu nhập khá cho người dân và là hướng đi mới trong phát triển kinh tế tại xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục