(HBĐT) - Nam Phong là xã được huyện Cao Phong chọn về đích NTM trong năm 2016. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, đến thời điểm này, xã Nam Phong đã hoàn thành 19 tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
Xã Nam Phong hiện có 1.015 hộ với 4.298 nhân khẩu, sinh sống ở 10 xóm, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó, cây có múi và mía là chủ lực. Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM với nhiều khó khăn, xã đã phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân, bám sát các nhiệm vụ chính trị KT -XH của xã để hoàn thành các tiêu chí.
Người dân xã
Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhân dân được tham gia thảo luận, bàn bạc công khai, dân chủ về các tiêu chí, tạo sự đồng thuận cao. Qua hơn 6 năm triển khai (2010-2016) xã Nam Phong đã huy động được nguồn lực trên 105 tỷ đồng, trong đó, ngân sách T.ư 2, 1 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ trên 20 tỷ đồng, ngân sách huyện 9, 2 tỷ đồng, vốn vay tín dụng 54 tỷ đồng; nhân dân đóng góp bằng tiền mặt, hiến đất, tài sản trên đất, ngày công lao động gần 20 tỷ đồng. Từ nguồn lực trên, xã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó dành 20 tỷ đồng cho việc xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các tuyến đường giao thông. Đến nay, đường trục thôn liên thôn đã cứng hoá được 6,2 km; đường ngõ xóm cứng hoá 4 km và cứng hoá 4, 6 km đường trục chính nội đồng. Xã dành 2, 7 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa 20 km mương bai phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Cùng với các nguồn Chương trình 134, Chương trình 167 hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, xã vận động nhân dân xây dựng mới và nâng cấp nhà ở theo chuẩn với kinh phí 6, 7 tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn xã không còn nhà tạm, dột nát. Bên cạnh đó, xã đặc biệt chú trọng đến tiêu chí trường học. Hiện tại, toàn xã có 3 trường học. Cơ sở vật chất của các trường được trang bị đầy đủ, khang trang theo quy chuẩn và có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Hiện, trường mầm non và trường tiểu học đã đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2, trường THCS đang phấn đấu đạt chuẩn. Trạm y tế xã được quan tâm xây dựng và đầu tư trang thiết bị y tế đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu khám - chữa bệnh cho người dân. `
Đồng chí Bùi Xuân Tươi, Chủ tịch UBND xã Nam Phong cho biết: Để cán đích NTM, những năm qua, chính quyền xã luôn quan tâm đến phát triển kinh tế, coi đây là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, giúp người dân xóa đói - giảm nghèo bền vững, ổn định đời sống. Với các chủ trương phù hợp với tình hình thực tế, xã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KH -KT vào sản xuất, chăn nuôi. Xã khuyến khích người dân phát triển các ngành nghề dịch vụ. Nhiều hộ dân đã đổi mới tư duy, năng động trong phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo. 6 năm qua, các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ trên 700 lượt hộ vay vốn với số tiền 54 tỷ đồng mở rộng SX -KD. Đến nay, xã chuyển đổi cơ bản diện tích cấy lúa sang trồng mía, đất vườn đồi sang trồng cam, quýt, bưởi đỏ, bưởi Diễn, nhãn mang lại giá trị kinh tế cao, bình quân thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng /ha trồng mía và thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng /ha trồng cam. Nhờ vậy, hết năm 2016, thu nhập bình quân đạt 29 triệu đồng /người. Xã còn 118 hộ nghèo chiếm 11,62%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 99%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 95%; 78% hộ đạt gia đình văn hoá; trên 90% người dân dùng nước sạch hợp vệ sinh... ANTT trong xã được bảo đảm, người dân yên tâm lao động sản xuất.
(HBĐT) - Sáng 19/4, tại khu công nghiệp Lương Sơn, các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh đã dự lễ khánh thành Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH Tongwei Hòa Bình.
(HBĐT) - Sáng 19/4, đoàn công tác của UBND tỉnh đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng đi có lãnh đạo các Sở: NN&PTNT, KH&ĐT, Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh.
(HBĐT) - Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, đẩy mạnh hoạt động thương mại - dịch vụ, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang được các huyện, thành phố trong tỉnh quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả khả quan.
(HBĐT) - Là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Đà Bắc, Đồng Chum có 10 xóm, 776 hộ với trên 3.400 nhân khẩu. Chủ lực trong phát triển KT -XH của xã vẫn là sản xuất nông - lâm nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp ít, đất lâm nghiệp phần lớn là rừng khoanh nuôi, bảo vệ nên để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân là niềm trăn trở đối với Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã.
(HBĐT) - Sáng 18/4, Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) liên phường Phương Lâm - Đồng Tiến (Thành phố Hòa Bình) tổ chức Đại hội thành viên tổng kết hoạt động kinh doanh nhiệm kỳ VI (2012-2017), đề ra phương hướng nhiệm kỳ VII (2017-2022). Dự Đại hội có lãnh đạo NHNN, lãnh đạo 2 phường cùng 178 đại biểu thành viên.
(HBĐT) - Trong chiến lược phát triển công nghiệp (CN) trên địa bàn TP Hòa Bình, cùng với khu công nghiệp (KCN) bờ trái sông Đà..., các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn đã và đang được xúc tiến triển khai. Những nỗ lực của các cấp, ngành cũng như địa phương cho thấy dấu hiệu khả quan trong chiến lược phát triển CN -TTCN trên địa bàn. Trong phát triển CN -TTCN ở thành phố Hoà Bình những năm qua điểm nhấn là KCN bờ trái sông Đà với quy mô khoảng 76, 5 ha. Hiện KCN này thu hút được 17 dự án đầu tư, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Tại đây, việc đầu tư kết nối hạ tầng được triển khai đồng bộ, đầu tư đúng hướng, đặc biệt là vấn đề hạ tầng giao thông, hệ thống đường điện...