(HBĐT) - 6 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM (2010 - 2016), không chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mà còn tập trung phát triển kinh tế, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông thôn. Bộ mặt nông thôn huyện Tân Lạc có nhiều thay đổi, cuộc sống người dân không ngừng được cải thiện. Đến nay, huyện có 4 xã đạt chuẩn NTM là Phong Phú, Địch Giáo, Tử Nê và Mãn Đức.
Mãn Đức là xã về đích NTM năm 2016. Khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã mới đạt 4 tiêu chí. Nhưng với sự đồng thuận cao của nhân dân với vai trò chủ thể cùng quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2016, xã đã huy động nguồn lực trên 75 tỷ đồng thực hiện chương trình. Đặc biệt là người dân đã tự nguyện hiến đất ở, đất nông nghiệp để mở rộng đường GTNT, giao thông nội đồng và các công trình phúc lợi của xã. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, áp dụng tiến bộ KH -KT vào sản xuất, làm các loại hình dịch vụ nên thu nhập được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn thay đổi. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 7, 5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo 35%, đến năm 2016 thu nhập đạt 23 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,11%.
Hệ thống đường GTNT xã Mãn Đức (Tân Lạc) được mở rộng theo chuẩn NTM, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại và giao lưu hàng hoá.
Không chỉ những xã phấn đ
ấu về đích NTM của huyện Tân Lạc đạt được những kết quả tích cực mà trong những năm qua, Chương trình xây dựng NTM được triển khai đã tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông thôn. Huyện ủy, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế gắn với xây dựng NTM từ công tác lập quy hoạch, xây dựng đề án tới việc thực hiện các tiêu chí của chương trình... Huyện thường xuyên giám sát, kiểm tra, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp các xã thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Những năm qua, huyện Tân Lạc luôn xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là giải pháp mang tính bền vững trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Vì thế, huyện chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi xã, có cơ chế, chính sách kịp thời hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất. Huyện xây dựng và triển khai các đề án về hỗ trợ phát triển sản xuất như đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn tạp, trồng rau sạch, trồng mía, trồng bưởi theo hướng liên kết chuỗi gắn sản xuất và tiêu thụ sản phẩmù. Bên cạnh đó, huyện phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Kinh phí dành cho phát triển sản xuất của huyện đạt gần 16 tỷ đồng.
Thực tế trong quá trình xây dựng NTM, các xã đã ù tìm được thế mạnh riêng để khai thác hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân. Điển hình ở các xã Mãn Đức, Lỗ Sơn đã xây dựng được cánh đồng giá trị cao với các loại cây như bí thương phẩm, cây lấy hạt. Các xã Thanh Hối, Ngọc Mỹ phát triển khá mạnh chăn nuôi trâu, bò hàng hoá. Các xã vùng cao trồng ngô, su su, tỏi tía, trồng rừng kinh tế... Các mô hình đều phù hợp với nhu cầu của người dân nên được nhân rộng và có hiệu quả kinh tế. Hết năm 2016, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 29 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 28,5%. Toàn huyện xây dựng được 231 mô hình phụ nữ tự quản gắn với thực hiện cuộc vận động “5 không, 3 sạch” và vận động các hộ chỉnh trang nhà cửa, đường làng, ngõ xóm, xây dựng hàng rào xanh.
Để chương trình xây dựng NTM mới đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới, huyện Tân Lạc tiếp tục tập trung phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, lấy nền tảng sức dân là cơ bản. Các ngành hỗ trợ, định hướng nhằm giúp các xã thực hiện các tiêu chí đã đề ra. Huy động các nguồn lực, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ cho nông thôn, phát triển kinh tế gắn với nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân, mục tiêu đến năm 2020 có 8 xã đạt chuẩn NTM.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Chiều 19/4, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh đã có buổi làm việc với BCĐ các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Lương Sơn thẩm định xã Lâm Sơn về đích NTM năm 2016.
(HBĐT) - Sáng 19/4, tại khu công nghiệp Lương Sơn, các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh đã dự lễ khánh thành Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH Tongwei Hòa Bình.
(HBĐT) - Sáng 19/4, đoàn công tác của UBND tỉnh đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng đi có lãnh đạo các Sở: NN&PTNT, KH&ĐT, Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh.
(HBĐT) - Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, đẩy mạnh hoạt động thương mại - dịch vụ, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang được các huyện, thành phố trong tỉnh quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả khả quan.
(HBĐT) - Là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Đà Bắc, Đồng Chum có 10 xóm, 776 hộ với trên 3.400 nhân khẩu. Chủ lực trong phát triển KT -XH của xã vẫn là sản xuất nông - lâm nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp ít, đất lâm nghiệp phần lớn là rừng khoanh nuôi, bảo vệ nên để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân là niềm trăn trở đối với Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã.
(HBĐT) - Sáng 18/4, Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) liên phường Phương Lâm - Đồng Tiến (Thành phố Hòa Bình) tổ chức Đại hội thành viên tổng kết hoạt động kinh doanh nhiệm kỳ VI (2012-2017), đề ra phương hướng nhiệm kỳ VII (2017-2022). Dự Đại hội có lãnh đạo NHNN, lãnh đạo 2 phường cùng 178 đại biểu thành viên.