(HBĐT) - Đến thời điểm này, hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh được ghi nhận là khá trầm lắng. Tuy nhiên vẫn xuất hiện nhiều cơ sở, đại lý bán hàng đa cấp cho các tổ chức được phép kinh doanh có trụ sở tại các tỉnh khác. Đây là một trong những khó khăn, trở ngại trong quản lý bán hàng đa cấp.
Theo kết quả tổng hợp doanh nghiệp bán hàng đa cấp thông báo hoạt động và chấm dứt, tạm ngừng hoạt động của Sở Công Thương, trên địa bàn có 23 doanh nghiệp thông báo hoạt động, trong đó có 5 doanh nghiệp đã tạm ngừng hoặc ngừng hoạt động, 18 doanh nghiệp còn hoạt động. Tuy nhiên có duy nhất Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy có địa điểm hoạt động tại địa phương là hộ kinh doanh cơ sở Ngọc Hải - số nhà 2, xóm 13, xã Sủ Ngòi (thành phố Hòa Bình), 17 cơ sở còn lại đều hoạt động từ năm 2014 đến nay nhưng không đăng ký địa điểm. Các doanh nghiệp đa cấp chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ gia dụng, trong đó, thực phẩm chức năng là mặt hàng có số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhiều nhất (80%).
Kể từ năm 2015 đến nay, bám sát ý kiến chỉ đạo của UBND, Ban chỉ đạo 389 tỉnh và Sở Công Thương về tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh bán hàng đa cấp, Chi cục QLTT đã tập trung chỉ đạo Đội QLTT các huyện, thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Cụ thể, đã tập trung giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau khi có giấy xác nhận tiếp nhận của Sở Công Thương về hồ sơ thông báo hoạt động bán hàng đa cấp, xác nhận thông báo thay đổi địa điểm tổ chức hội thảo về bán hàng đa cấp, xác nhận tiếp nhận thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo của doanh nghiệp. Giám sát thông tin hàng hóa kinh doanh, nội dung hội thảo, đào tạo có đúng, phù hợp với ngành nghề đăng ký, chức năng cho phép cùng với việc giám sát việc tuân thủ điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp, điều kiện đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp trong các hội nghị, chương trình đào tạo. Tiếp thu phản ánh của người tiêu dùng, người tham gia bán hàng đa cấp và thành viên về hoạt động diễn ra trên địa bàn về chất lượng, nhãn hàng hóa.
Cùng với việc nắm bắt kịp thời các thông tin về hoạt động bán hàng đa cấp diễn ra, công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng liên quan trong quản lý hoạt động bán hàng đa cấp ngày càng được duy trì, chú trọng. Qua giám sát, các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng trong hoạt động bán hàng đa cấp tuân thủ đúng quy định của pháp luật, có giấy xác nhận tiếp nhận của cơ quan QLNN, không có phản ánh từ khách hàng, người tiêu dùng trên địa bàn về chất lượng sản phẩm, phương thức mua bán cũng như cơ cấu mô hình kinh doanh bán hàng đa cấp.
Theo nhận định của đồng chí Trương Thanh Sơn, Phó Chi cục QLTT tỉnh: Bán hàng đa cấp vẫn là phương thức kinh doanh phức tạp, dễ phát sinh những biến tướng, vi phạm, gây mất ổn định môi trường kinh doanh và thiệt hại cho người tiêu dùng. Thực tế vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật trong việc kiểm soát chưa đồng bộ, triệt để để có hành vi kinh doanh trái pháp luật thông qua các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử không đúng với bản chất công việc, huy động vốn của người tham gia, đầu tư tài chính, đầu tư ảo, kinh doanh hàng hóa trá hình… Hoạt động bán hàng được thực hiện thông qua mạng lưới những người tham gia cá nhân, không có địa điểm kinh doanh cố định nên gây khó khăn cho công tác giám sát, kiểm tra. Để tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh hàng đa cấp, lực lượng QLTT đang đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền pháp luật đến người dân và các cơ sở kinh doanh, buôn bán trên địa bàn, nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực hoạt động bán hàng đa cấp, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với lực lượng chức năng ở các địa phương để gia tăng hoạt động giám sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp.
Bùi Minh
(HBĐT) - Sáng 21/4, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã chủ trì cuộc họp trực tuyến tổng kết Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (GNBV) năm 2016, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2017. Tham dự có các đồng chí: Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Mía tím, bưởi đỏ, dưa hấu, rau, đậu, bí xanh…, đồng đất xã Mãn Đức (Tân Lạc) mùa nào, thức nấy mang lại cho bà con làm nông nghiệp nguồn thu đa dạng. Về đây trong những ngày đầu vụ thu hái các loại cây ngắn ngày, chúng tôi cảm nhận khí thế sản xuất hàng hóa sôi động.
(HBĐT) - Trong những năm qua, kinh tế huyện Kỳ Sơn tăng trưởng khá. Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, giao thông thông thoáng, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập; bộ mặt nông thôn khởi sắc. Có thể nói, giao thông nông thôn (GTNT) phát triển đã có những tác động tới các lĩnh vực phát triển KT -XH của huyện theo hướng nhanh và bền vững, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
HBĐT) - Trên cơ sở Nghị quyết HĐND huyện, UBND huyện Lạc Sơn giao dự toán thu - chi NSNN cho các cơ quan, đơn vị, UBND xã, thị trấn để thực hiện. Hết quý I /2017, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt 7.460 triệu đồng, bằng 21,25% dự toán tỉnh giao và 19,12% dự toán huyện giao. Thu ngân sách địa phương đạt 161.555 triệu đồng, đạt 26,1% dự toán tỉnh giao và 25,94% dự toán huyện giao.
(HBĐT) - Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, trong quý I, các huyện, thành phố trong tỉnh đã củng cố 1.870 tổ đội quần chúng bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng với 12.661 người tham gia. Các địa phương đã tuyên truyền tới 12.170 lượt người chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời củng cố 70, 5 km đường băng cản lửa phòng - chống cháy rừng.
(HBĐT) - Tháng 4, nơi nơi trên địa bàn tỉnh sôi nổi khí thế ra quân Tháng chiến dịch Toàn dân làm thủy lợi. Những chân ruộng hạn chờ nước tưới, những mương thủy lợi bị tắc, nghẽn do đất, đá bồi lấp, vướng víu cây que… được nhân dân các địa phương huy động công sức khơi thông.