(HBĐT) - Lời dạy của Bác Hồ năm xưa khi thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa thuộc Liên đoàn sản xuất Cửu Long của cán bộ miền Nam tập kết đóng ở xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn vẫn in đậm trong ký ức và trở thành động lực tinh thần lớn lao để cán bộ và nhân dân huyện Lương Sơn phát huy truyền thống quê hương anh hùng, nỗ lực phấn đấu trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện mục tiêu xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn sớm trở thành đô thị loại IV, là hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh và trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2020.
Các doanh nghiệp KCN Lương Sơn tạo việc làm cho 1 vạn lao động. ảnh: Công ty May xuất khẩu Midori giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Vào ngày 19/10/1958, trên đường công tác trở về từ trường Hợp tác hóa Nông nghiệp của tỉnh ở Bến Ngọc (Kỳ Sơn), Bác đã ghé thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa. Bác đến không báo trước nên chỉ có khoảng 10 anh em cán bộ ra đón. Sau khi thăm nhà ở, nhà bếp, đi một vòng xung quanh Tập đoàn sản xuất Chí Hòa, Bác và các đồng chí trong đoàn nghỉ chân dưới tán cây khế lớn. Bác căn dặn: “Các cô, các chú ra đây không phải để nghỉ ngơi mà phải tiếp tục kháng chiến, tiếp tục chiến đấu bằng học tập, công tác, lao động sản xuất làm ra nhiều của cải vật chất để góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và sau này về xây dựng miền
Tăng trưởng kinh tế của Lương Sơn luôn dẫn đầu các huyện, thành phố trong tỉnh. Các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ có bước chuyển mạnh mẽ. Với thế mạnh về địa lý, tài nguyên thiên nhiên và các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, Lương Sơn đã và đang là điểm của các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Huyện có số dự án đầu tư chiếm tới 39% dự án đầu tư toàn tỉnh, gồm 19 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 282 triệu USD, 143 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 15.000 tỷ đồng. Khu công nghiệp Lương Sơn được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đã thu hút được 26 dự án đầu tư, trong đó có 12 dự án FDI (chiếm 70,6% các dự án FDI đầu tư vào các KCN của tỉnh) với số vốn đăng ký 232,4 triệu USD và 14 dự án đầu tư trong nước vốn đăng ký 2.690 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 lao động, chủ yếu là người địa phương, góp phần tích cực vào giá trị xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của tỉnh.
Cùng với đó, trên địa bàn huyện có hàng trăm doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế, xã hội. Lương Sơn đã và đang có nhiều dự án dịch vụ, nghỉ dưỡng (kể cả bình dân và cao cấp) đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách trong và ngoài tỉnh. Huyện đã tạo được kết quả đáng ghi nhận trong lĩnh vực nông nghiệp khi thực hiện định hướng tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng NTM. Lương Sơn cũng là huyện dẫn đầu xây dựng NTM của tỉnh.
Xã Lâm Sơn, nơi Bác Hồ về thăm năm nào nay đã đủ điều kiện trở thành xã NTM. Dự tính hết năm nay, toàn huyện sẽ có 8 xã đạt 19 tiêu chí NTM, bình quân đạt 15,7 tiêu chí/xã, tạo mục tiêu khả thi phấn đấu trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh vào năm 2020. Nông, lâm nghiệp của huyện có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ cho vùng Thủ đô, hình thành chuỗi sản phẩm sản xuất rau hữu cơ an toàn, các mô hình chăn nuôi gia súc tập trung, nuôi bò lấy sữa, phát triển cây ăn quả nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân.
Kết cấu hạ tầng đô thị vùng trung tâm, hạ tầng nông thôn được đầu tư, tạo diện mạo mới cho quê hương anh hùng. 100% thôn, xóm được sử dụng điện quốc gia. 90% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được thực hiện dân chủ, công khai mang lại hiệu quả cao. Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục có tiến bộ, chính trị ổn định, QP- AN được giữ vững, tạo điều kiện thúc đẩy KT-XH…
Từ huyện thuần nông, đến nay, huyện Lương Sơn có cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ chiếm 83,48%, nông nghiệp còn 16,52%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,3%, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 43 triệu đồng. Cán bộ và nhân dân huyện Lương Sơn đang nỗ lực thi đua xây dựng khối đoàn kết nội bộ, phấn đấu đưa nhanh nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, xây dựng quê hương ấm no, giàu đẹp.
L.C
Nhìn một năm thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI sáng 17-5, đã nêu bật những kết quả cụ thể và tồn tại mà cộng đồng doanh nghiệp muốn gửi gắm đến Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
(HBĐT) - Trong chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I năm 2017, toàn tỉnh có kế hoạch huy động 244.614 công.
(HBĐT) - Năm 2017, toàn tỉnh có kế hoạch trồng mới 7.100 ha rừng. Để thực hiện đảm bảo kế hoạch đề ra, các huyện, thành phố đang khẩn trương chuẩn bị hiện trường, nguồn nhân lực, tích cực gieo ươm, chăm sóc giống cây lâm nghiệp để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng.
(HBĐT) - Chiều ngày 8/5, trên địa bàn huyện Cao Phong đã xảy ra mưa to kèm theo gió lớn đã gây thiệt hại lớn về nhà cửa và hoa màu của người dân.
(HBĐT) - Sau 2 năm thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với hình thức tổ chức sản xuất giai đoạn 2015-2020, trên địa bàn huyện Yên Thủy bước đầu có những chuyển biến tích cực, chất lượng cây giống được cải thiện, sản xuất an toàn thực phẩm được quan tâm, liên kết tiêu thụ sản phẩm được tăng cường, giá trị sản xuất tăng dần qua các năm.
(HBĐT) - Giữa bối cảnh giá thịt lợn lao dốc, người nuôi lợn lao đao vì lỗ nặng thì các hộ nuôi cá lồng ở xã Thung Nai (Cao Phong) vẫn sống khỏe bởi người dân nơi đây từng bước xây dựng được thương hiệu cá sạch với sản phẩm được thị trường ưa chuộng, giá thành luôn cao hơn cá lồng nuôi tại các khu vực khác.