(HBĐT) - Xã Cuối Hạ (Kim Bôi) sau nhiều năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, mặc dù đã huy động tối đa sức người, sức của trong nhân dân cùng chung tay thực hiện, song đến nay, xã mới đạt 8 tiêu chí, trong đó có nhiều tiêu chí khó chưa đạt, nhất là tiêu chí giao thông nông thôn.

 

Tính đến tháng 1/2017, toàn xã có 1.669 hộ với 7.649 nhân khẩu, trong đó có 688 hộ nghèo, hơn 300 hộ cận nghèo. Thu nhập bình quân của nhân dân mới đạt 11,5 triệu đồng/người/năm. Cuộc sống hàng ngày bám liền với những ruộng lúa, ruộng ngô. Kinh tế chưa phát triển một phần là do đường giao thông nông thôn ở đây còn nhiều khó khăn.

Hiện tại, xã có đường trục nội đồng, đường liên ngõ, xóm 43 km nhưng mới có 6km được cứng hóa, còn lại là đường đất, đá. Hàng hóa thiết yếu phục vụ sinh hoạt như gạo, muối, phân bón, thức ăn chăn nuôi đến những xóm khó khăn như xóm Pang, xóm Nghìa chủ yếu bằng sức người, vì vậy giá cả cao hơn nhiều so với thị trường. Không những vậy nông sản làm ra thường thấp hơn 2-3 giá so với vùng thuận lợi.

Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ Bùi Thanh Chương cho biết: Với tinh thần "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, những năm gần đây, cùng với kinh phí xây dựng nông thôn mới, xã được Nhà nước hỗ trợ xi măng, cát, sỏi, nhân dân tình nguyện hiến đất làm đường, đóng góp sức người, sức của. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp nên mỗi năm chỉ 1 km đường giao thông được bê tông hóa.

Khó khăn nhất trong làm đường tại xã Cuối Hạ do kinh phí. Ngoài mỗi năm Nhà nước hỗ trợ 400 triệu để xây dựng NTM, xã chưa huy động được nhiều sự đóng góp của các doanh nghiệp. Do nằm trong vùng khó khăn nên xã chưa thu hút được doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng, ít tiềm năng phát triển, điểm xuất phát thấp hơn nhiều so với những xã xung quanh. Kinh phí làm đường phụ thuộc vào đóng góp của nhân dân.

Xóm Nghìa là một trong những xóm khó khăn nhất của xã Cuối Hạ, cách trung tâm xã 7 km. Tuy nhiên, để vào đến nhà trưởng xóm, chúng tôi phải đi mất gần 2 tiếng đồng hồ. Con đường đã được trải đá nhưng vẫn gập ghềnh, khó đi. Anh Bùi Văn Thưởng, trưởng xóm Nghìa chia sẻ: Xóm dài 4 km nhưng có tới 5 con suối chảy qua. Hàng năm vào mùa mưa lũ, nước tràn ra đường, đất, đá trên đồi sạt xuống làm giao thông trong xóm gần như tê liệt. Mỗi lần lũ đi qua, xóm vận động nhân dân nạo vét 2 bên đường để đi lại. Đặc biệt vào dịp đầu năm 2016, do đất tràn lên đường quá nhiều, xóm huy động mỗi người đóng góp 5 kg thóc, thuê máy xúc về sửa sang đường, mất 17 tiếng, tổng chi phí gần 10 triệu đồng.

Đường giao thông khó khăn nên việc đến trường của trẻ em xóm Nghìa cũng gặp nhiều trở ngạị. Do trường học đều nằm ở trung tâm xã nên hàng ngày, các em phải dậy từ rất sớm để kịp giờ học. Vào mùa lũ, nước dâng cao, trẻ em không thể đến trường, đành phải nghỉ học. Người dân trong xóm mong muốn đường bê tông liên xóm mau chóng hoàn thiện để con em đi học được thuận tiện hơn.

Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ Bùi Thanh Chương cho biết thêm: Giao thông thuận lợi không chỉ giúp nhân dân đi lại thuận lợi mà còn là yếu tố để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cuộc sống. Xã mong muốn các cấp, ngành quan tâm hơn nữa tạo điều kiện đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu dân sinh.

                                                                                                             Đồng Hương

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục