(HBĐT) - Phát huy vai trò đi đầu, gương mẫu của người đảng viên, ông Bùi Văn Quyết, Bí thư chi bộ, người uy tín của xóm Nước Ruộng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) xứng đáng là người mở đường cho xóm nghèo này từng bước khai thác được tiềm năng, thế mạnh để vươn lên làm giàu.


Nước Ruộng là xóm của bà con người Mường với hơn 90 nóc nhà. Xưa kia, Nước Ruộng nghèo lắm, giao thông cách trở nên đời sống vô cùng khó khăn, cái chữ cũng xa vời vợi. Sau này, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, "nút thắt” về giao thông từng bước được tháo gỡ. Hiện nay, đường vào Nước Ruộng còn khoảng 1 km chưa được bê tông hóa và đang được san ủi mặt bằng. Qua cơn bĩ cực, những ngày này, về Nước Ruộng ta bị cuốn hút bởi những đồi keo xanh ngút ngàn với những đàn gia súc đang thong dong gặm cỏ. Để có được thành quả đó, không thể không kể đến vai trò của ông Bùi Văn Quyết - con người luôn nhanh nhạy, tìm ra những hướng đi phù hợp để bà con noi theo.


Ông Bùi Văn Quyết, Bí thư chi bộ xóm Nước Ruộng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) luôn đi tiên phong trong phát triển kinh tế, mở ra hướng đi giúp bà con trong xóm thoát nghèo.

"Hơn chục năm trước, kinh tế của bà con manh mún, nhỏ lẻ lắm, chủ yếu là tự cung, tự cấp thôi. Xung quanh làng có đồi núi rộng, thuận lợi cho chăn thả gia súc. Khi đó, gia đình tôi đã vay ngân hàng được 15 triệu đồng mua 5 con bò về nuôi. Đàn bò phát triển tốt, sinh sản nhanh nên gia đình bán bớt bò mua thêm trâu. Có thời điểm, trong chuồng có đến 10 con bò, 8 con trâu. Sau này, gia đình tôi còn chăn nuôi dê, cũng nhờ thế mà nuôi được con cái đi học đến nơi, đến chốn. Năm ngoái, đứa con út ra trường nên đỡ vất vả hơn nhiều”, ông Quyết chia sẻ.

Vợ chồng ông Quyết sinh được 4 con trai. Trước đây, do điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế nên ở xóm Nước Ruộng, việc cho con cái đến trường chưa được chú trọng. Do đó, khi thấy ông Quyết cho cả 4 con học hết cấp 3 rồi 2 con vào đại học, 1 học trung cấp đã có không ít lời bàn tán xì xào. "Mình chỉ nghĩ thế này, đời ông cha mình khó khăn quá nên không cho mình đi học được, không có chữ thì đời sống cơ cực lắm. Đến con cái thì mình phải cố gắng hết sức chứ, có chữ thì hiểu biết rộng, cuộc sống mới khấm khá hơn. Rất vui là hiện nay bà con đã nhận thức được, nhiều hộ đã cho con đi học chuyên nghiệp rồi đấy”, ông Quyết phấn khởi.

Trong công cuộc xây dựng NTM, với suy nghĩ "Cán bộ, đảng viên đi trước để làng nước theo sau”, ông Quyết tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong của mình. Gia đình ông đã hiến 2.500 m2 đất thổ cư cùng cây cối để Nước Ruộng có được con đường nội xóm rộng rãi như bây giờ. Hơn 400 cây keo lai 5 năm tuổi với diện tích 3.600 m2 đang trong thời kỳ phát triển mạnh, gia đình ông cũng không ngần ngại khai thác sớm để hiến đất làm đường điện cao thế. Ngoài ra, ông cùng các hộ dân trong xóm còn hiến đất ruộng để xây dựng trường mầm non.

Ngoài ý thức, trách nhiệm của người đảng viên, để trở thành một bí thư chi bộ, người uy tín được làng xóm tín nhiệm, kính trọng, với ông Quyết, những năm tháng trong quân đội được rèn dũa phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ đã giúp ông rất nhiều trong công việc sau này. "Năm 1980, tôi nhập ngũ và làm nhiệm vụ quốc tế bên Lào. Khi đó, tôi là anh lính làm công tác dân vận, chính những kinh nghiệm đó đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ sau này”, ông Quyết bộc bạch.

Được biết, Nước Ruộng không phải xóm làm điểm trong dồn điền, đổi thửa của xã Nam Thượng. Tuy nhiên, với bí thư chi bộ làm dân vận khéo như ông Quyết cùng sự đoàn kết, nhất trí của cán bộ, nhân dân trong xóm, đầu năm 2016, Nước Ruộng đã hoàn thành việc dồn điền, đổi thửa. Đến nay, theo kết quả rà soát hộ nghèo đa chiều, xóm còn 13/93 hộ nghèo, trong đó, chủ yếu là các hộ có hoàn cảnh éo le như: neo đơn, tàn tật; thu nhập bình quân đến hết năm 2016 đạt 18,5 triệu đồng. "Khoảng 3 năm nữa, hơn 200 ha keo đến kỳ khai thác, nhiều hộ sẽ có được khoản thu nhập đáng kể”, ông Quyết cho biết.

39 là số lượng bằng khen, giấy khen mà các cấp đã ghi nhận những đóng góp của ông và được ông treo trang trọng trong nhà sàn của mình. Thế nhưng, đó chưa phải là tất cả, sự quý mến mà bà con dành cho ông mới là đáng quý. Với những đóng góp của mình, cuối năm 2016, ông là một trong những người uy tín thôn bản tiêu biểu đại diện cho tỉnh đi tham dự Hội nghị biểu dương người có uy tín tiêu biểu 14 tỉnh phía Bắc tại Phú Thọ. Trước đó, năm 2013, ông cũng được đi dự hội nghị tương tự được tổ chức tại Nghệ An.

                                                                                        Viết Đào

Các tin khác

Không có hình ảnh

Tăng cường vận động quần chúng, tạo sự đồng thuận xã hội


(HBĐT) - Tăng cường vận động quần chúng, tạo sự đồng thuận trong phát triển KT-XH, giữ vững ổn định ANCT - TTATXH thời gian qua đã được các ban, ngành, đoàn thể, cấp uỷ các cấp của huyện Lạc Sơn tập trung thực hiện hiệu quả...

Doanh nghiệp khu công nghiệp tích cực giải quyết việc làm cho lao động địa phương


(HBĐT) - Đồng chí Dương Như Rụ, Phó BQL các KCN tỉnh đánh giá: Các doanh nghiệp KCN đang hoạt động khá hiệu quả, phần lớn đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Các chỉ tiêu về doanh thu, giá trị xuất khẩu, nộp ngân sách Nhà nước đều tăng cao so với cùng kỳ và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Nâng cao hiệu quả xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp


(HBĐT) - Những năm qua, BQL các KCN tỉnh đặc biệt chú trọng công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cán bộ, công chức. BQL chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư vào các KCN. Qua đó, tạo thuận lợi cho các dự án hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào giải quyết việc làm, ngân sách Nhà nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của địa phương.

Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư vào các KCN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh


(HBĐT) - Ngày 7/6/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 718/QĐ-TTg, về việc thành lập Ban quản lý (BQL) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Hòa Bình. Sau thời gian chuẩn bị, BQL chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2007. BQL là cơ quan ngang sở, trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với các KCN, tổ chức cung cấp dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất - kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN trên địa bàn tỉnh. BQL các KCN chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, công chức, viên chức, chương trình, kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của UBND tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực trong công tác quản lý KCN, khu kinh tế.

Người cựu chiến binh năng động phát triển kinh tế trang trại


(HBĐT) - Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về địa phương, gia đình hội viên CCB Nguyễn Văn Thiết, xóm Mon, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống vì chưa có kinh nghiệm sản xuất. Với tinh thần vươn lên, không ngại khó, ngại khổ của "Bộ đội Cụ Hồ”, ông Thiết mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tận dụng tiềm năng đất đai của gia đình, xây dựng mô hình kinh tế trang trại. Thông qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở nhiều nơi, ông Thiết quyết định bắt tay vào trồng rừng, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Triển vọng từ mô hình trồng chuối tiêu hồng ở xã Yên Trị

(HBĐT) - Bằng nguồn vốn hỗ trợ KHCN, Trạm KN-KL huyện Yên Thuỷ đã thực hiện thành công mô hình ứng dụng "Trồng thâm canh chuối tiêu hồng” tại xã Yên Trị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục