(HBĐT) - Quy mô chăn nuôi mở rộng, ngày càng có nhiều hộ dân đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi là một trong những nguyên nhân mất cân đối giữa cung và cầu khiến đầu ra gặp khó khăn. Cùng với các địa phương trong cả nước, người chăn nuôi tỉnh ta đang chịu áp lực của tình trạng sản phẩm làm ra ứ đọng, rớt giá.


Theo thống kê đến năm 2016, tổng đàn vật nuôi của tỉnh có 6,6 triệu con, tăng 2 triệu con so với năm 2015. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 43.900 tấn, tăng 2.900 tấn, sản lượng trứng đạt 37,5 triệu quả, tăng 1,9 triệu quả so với cùng kỳ. Chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đã hình thành các vùng chăn nuôi tập trung như vùng chăn nuôi lợn, gia cầm cung cấp cho thị trường lượng sản phẩm lớn góp phần cải thiện đời sống nông hộ khu vực nông thôn. Tuy nhiên, tình trạng chăn nuôi thiếu định hướng, đầu tư ồ ạt nhưng lại thiếu tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thông tin thị trường đã đẩy nhiều nông hộ vào tình cảnh làm ăn thua lỗ, kiệt quệ, không còn khả năng đầu tư tái đàn.


Trong thời điểm đầu ra chăn nuôi khó khăn, hộ dân xã Đông Lai (Tân Lạc) đầu tư nuôi gà thả vườn quy mô hàng trăm con đẻ trứng và thương phẩm vẫn cho thu lãi.

Kể từ năm 2010 đến nay, huyện Lạc Thủy đẩy mạnh phát triển đàn gia cầm, chủ yếu là đàn gà bản địa. Tổng đàn gia cầm toàn huyện hiện nay khoảng 500.000 con, phương thức nuôi thả đồi là phổ biến. Với đặc điểm của giống gà quý mang thương hiệu gà Hòa Bình, hộ dân các xã thay vì tăng quy mô ồ ạt đã duy trì số lượng đàn và đầu tư vào chất lượng thương phẩm để giữ uy tín trên thị trường. Chính vì vậy, trong tình thế sản xuất chăn nuôi lao đao về giá và đầu ra sản phẩm, gà Lạc Thủy vẫn có mức giá và thị trường tiêu thụ ổn định. Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN & PTNT huyện cho biết: Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm giá lợn hơi giảm sâu, giá gà đồi xuất bán vẫn tương đương với cùng kỳ năm trước (trên, dưới 100.000 đồng/kg). Mức giá sau đó tiếp tục duy trì từ 70.000 - 80.000 đồng/kg cho đến hiện tại.

Tại một số huyện vùng cao như Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu, Đà Bắc, chăn nuôi lợn bản địa cũng đang là hướng đi được nhiều nông hộ chọn lựa trong phát triển chăn nuôi. Thống kê đến nay, toàn tỉnh có trên 30.000 con, nhiều nhất ở các xã Cao Sơn, Toàn Sơn, Mường Chiềng, Tân Minh, Đoàn Kết của huyện Đà Bắc với tổng đàn ước chiếm 50% đàn lợn bản địa cả tỉnh. Nhiều giải pháp để nhân rộng, khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn bản địa đã được ngành chuyên môn và các tổ chức, nhà tài trợ trong nước, quốc tế quan tâm, hỗ trợ. Cụ thể như tuyên truyền, vận động hộ dân thay đổi tập quán, phương thức chăn nuôi, hỗ trợ nguồn giống, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật… Đến nay, hầu hết các hộ chăn nuôi lợn bản địa đã từ bỏ thói quen nuôi thả rông, chuyển sang nuôi bán chăn thả có sự quản lý tại chuồng trại giúp việc chăm sóc tốt hơn, kiểm soát được các loại dịch bệnh gây tổn hại đến tổng đàn. Đặc biệt, cũng tại thời điểm đầu ra sản phẩm lợn hơi bế tắc, giá lợn giảm xuống tới mức kỷ lục, lợn bản địa chăn nuôi dân dã không bị ảnh hưởng gì, sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó, mức giá đảm bảo có lãi.

Đồng chí Trần Tiến Trường, Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Tỉnh ta xác định 5 vật nuôi chủ lực gồm lợn, gà, trâu, bò và dê. Trong tình hình thị trường có những biến động, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, ngành chăn nuôi của tỉnh được định hướng không tăng quy mô đàn, nhất là đối với đàn lợn. Hiện nay, việc chăn nuôi ồ ạt, cụ thể là chăn nuôi có sử dụng thức ăn công nghiệp đã gây ra sự mất cân đối giữa cung và cầu. Để ổn định, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, việc chăn nuôi phải được nông hộ quan tâm đa dạng về phương thức, tận dụng các loại thức ăn sẵn có gắn với chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi hữu cơ nhằm giảm chi phí thức ăn, đồng thời giảm giá thành sản xuất. Chăn nuôi các con giống đặc sản, giống vật nuôi có tiềm năng, lợi thế của địa phương như gà Lạc Thủy, gà Lạc Sơn, gà Mông thả vườn, đồi, lợn bản địa, lợn rừng lai, dê núi Yên Thủy, Lạc Thủy và trâu, bò là cách đa dạng hóa sản phẩm để tránh rủi ro.

                                                                                        Bùi Minh

 


Các tin khác

Không có hình ảnh

Doanh nghiệp khu công nghiệp tích cực giải quyết việc làm cho lao động địa phương


(HBĐT) - Đồng chí Dương Như Rụ, Phó BQL các KCN tỉnh đánh giá: Các doanh nghiệp KCN đang hoạt động khá hiệu quả, phần lớn đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Các chỉ tiêu về doanh thu, giá trị xuất khẩu, nộp ngân sách Nhà nước đều tăng cao so với cùng kỳ và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Nâng cao hiệu quả xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp


(HBĐT) - Những năm qua, BQL các KCN tỉnh đặc biệt chú trọng công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cán bộ, công chức. BQL chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư vào các KCN. Qua đó, tạo thuận lợi cho các dự án hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào giải quyết việc làm, ngân sách Nhà nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của địa phương.

Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư vào các KCN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh


(HBĐT) - Ngày 7/6/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 718/QĐ-TTg, về việc thành lập Ban quản lý (BQL) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Hòa Bình. Sau thời gian chuẩn bị, BQL chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2007. BQL là cơ quan ngang sở, trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với các KCN, tổ chức cung cấp dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất - kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN trên địa bàn tỉnh. BQL các KCN chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, công chức, viên chức, chương trình, kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của UBND tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực trong công tác quản lý KCN, khu kinh tế.

Người cựu chiến binh năng động phát triển kinh tế trang trại


(HBĐT) - Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về địa phương, gia đình hội viên CCB Nguyễn Văn Thiết, xóm Mon, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống vì chưa có kinh nghiệm sản xuất. Với tinh thần vươn lên, không ngại khó, ngại khổ của "Bộ đội Cụ Hồ”, ông Thiết mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tận dụng tiềm năng đất đai của gia đình, xây dựng mô hình kinh tế trang trại. Thông qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở nhiều nơi, ông Thiết quyết định bắt tay vào trồng rừng, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Triển vọng từ mô hình trồng chuối tiêu hồng ở xã Yên Trị

(HBĐT) - Bằng nguồn vốn hỗ trợ KHCN, Trạm KN-KL huyện Yên Thuỷ đã thực hiện thành công mô hình ứng dụng "Trồng thâm canh chuối tiêu hồng” tại xã Yên Trị.

6 năm xây dựng nông thôn mới nhung vẫn “trắng” xã đạt tiêu chí số 6


(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, từ năm 2011 đến nay, huyện Đà Bắc vẫn chưa có xã nào cán đích. Đặc biệt, trong bộ tiêu chí xây dựng NTM, huyện vẫn "trắng” xã đạt tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa. Theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, huyện cần nhanh chóng khắc phục vấn đề này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục