(HBĐT) - Nhờ nguồn vốn chính sách của NHCSXH, nhiều năm qua, đồng bào Mông xã Hang Kia (Mai Châu) đã có vốn để đầu tư nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả. Nhiều gia đình đã vay vốn NHCSXH để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi bò, lợn sinh sản. Theo đánh giá, nguồn vốn chính sách đã trở thành người bạn đồng hành của người dân trong hành trình xoá đói - giảm nghèo. Qua rà soát, đến nay xã còn 281 hộ nghèo, chiếm 45,62% và 119 hộ cận nghèo, chiếm 19,32%.


Cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Mai Châu giải ngân vốn vay chương trình hộ nghèo cho hộ chị Giàng Y Xế, xóm Thung Mặn, xã Hang Kia.

Hộ chị Giàng Y Xế, xóm Thung Mặn là hộ nghèo của xã, xóm nhiều năm nay. Lần này, gia đình chị được vay chương trình hộ nghèo 40 triệu đồng thời gian 3 năm để đầu tư nuôi bò. Cầm món tiền vay trên tay, chị phấn khởi bày tỏ: Ngân hàng cho vay vốn ưu đãi đến tận xã như này, dân nghèo an tâm, cố gắng tăng gia sản xuất phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Nếu không có sự trợ giúp đắc lực từ nguồn vốn ưu đãi mà chỉ có sự cố gắng, cần cù lao động của bản thân thì gia đình tôi khó có được cuộc sống đổi thay như ngày hôm nay. Ngân hàng thực sự là vị "cứu tinh” với nông dân nghèo chúng tôi.

 Hiện, xã Hang Kia có 5 tổ TK&VV thực hiện 6 chương trình tín dụng chính sách với 154 hộ vay vốn. Trong 6 tháng đầu năm, doanh số cho vay đạt 1.510 triệu đồng, dư nợ trên 3,4 tỷ đồng, trong đó, dư nợ hộ nghèo cao nhất gần 1,6 tỷ đồng; dư nợ chương trình hộ dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định số 755 trên 1,3 tỷ đồng; dư nợ chương trình hộ cận nghèo 340 triệu đồng; dư nợ chương trình hộ SX-KD vùng khó khăn 145 triệu đồng; dư nợ chương trình hộ dân tộc đặc biệt khó khăn 48 triệu đồng và dư nợ chương trình HS-SV 11 triệu đồng. Nhìn chung các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,09%.

 Đồng chí Khà A Váu, Chủ tịch UBND xã Hang Kia cho biết: Trong những chủ trương của xã để giúp nhân dân giảm nghèo, việc kết hợp với NHCSXH là việc làm rất quan trọng. Vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo tìm được hướng đi đúng trong phát triển kinh tế. Từ đó, đời sống được cải thiện, bộ mặt nông thôn cũng có nhiều đổi thay. Cái ăn, cái mặc không còn là nỗi lo của nhiều hộ gia đình trong xã nữa. Trước đây, nhiều hộ gia đình không dám vay vốn ngân hàng vì không biết sử dụng vào mục đích gì nhưng nhờ sự tư vấn, hướng dẫn của cán bộ tín dụng cùng các tổ chức hội, đoàn thể, các hộ đã mạnh dạn vay vốn có phương án sản xuất rõ ràng. Các đơn vị ủy thác cấp xã và ban quản lý tổ TK&VV tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác bình xét cho các đối tượng được vay và tích cực phối hợp với NHCSXH để tổ chức giải ngân, quản lý chặt chẽ các chương trình tín dụng nhằm thực hiện tốt xã hội hóa công tác tín dụng trên địa bàn toàn huyện. Để nguồn vốn chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã thời gian tới, các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác và cấp ủy, chính quyền xã phối hợp chặt chẽ với NHCSXH huyện trong triển khai, thực hiện vốn chính sách. Theo đó, tập trung tuyên truyền, giải ngân kịp thời vốn đến người dân. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn nhằm định hướng sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả.

 


                                                                          Hải Linh

 


 


Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Khách sạn AP Plaza, tỉnh Hòa Bình được tôn vinh là một trong các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam 2017

(HBĐT) - Vừa qua, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Tổng cục Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Lễ vinh danh các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1999, đến nay Giải thưởng Du lịch Việt Nam là giải thưởng thường niên cao quý nhất của ngành Du lịch. Giải thưởng nhằm lựa chọn và tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ du khách và xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.

Nhiều hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế hiệu quả

(HBĐT) - Những năm gần đây, bà con xã Quy Hậu (Tân Lạc) tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế với những hướng đi phù hợp tiềm năng, thế mạnh của xã. Điều này đã và đang góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững của xã.

Loay hoay ổn định chăn nuôi lợn

(HBĐT) - Cho đến nay, lợn vẫn là 1 trong 5 vật nuôi chủ lực của tỉnh được xác định phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, trang trại, cung cấp nguồn thực phẩm đảm bảo ATTP, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, khoảng hơn nửa năm qua, đàn lợn địa phương đứng trước nguy cơ giảm sút về số lượng do người chăn nuôi gặp khó khăn về tiêu thụ. Có thời điểm giá thịt lợn hơi sụt giảm sâu xuống 17.000 - 18.000 đồng/kg, đẩy người chăn nuôi vào tình cảnh thua lỗ nặng.

Kim Bôi dành trên 7,5 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất

(HBĐT) - Công tác phát triển sản xuất luôn được huyện Kim Bôi quan tâm và lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến công để xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn kiến thức về KHKT giúp nông dân giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất, chất lượng góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Trong 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp huyện đã tổ chức 51 lớp tập huấn cho 2.212 học viên tham gia; xây dựng được 28 mô hình phát triển sản xuất.

Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 25 dự án

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 25 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký 2.229 tỷ đồng, tăng 2 dự án so với cùng kỳ năm 2016 nhưng số vốn giảm 22%.

Giá lợn hơi tăng gấp đôi, người dân không còn để bán

(HBĐT) - Những ngày gần đây, trên thị trường giá lợn hơi tăng gấp đôi, tuy nhiên, sau đợt giảm giá kỷ lục, hầu hết các hộ nuôi lợn đều đã bán tháo, nhiều hộ mổ thịt nên dù giá có tăng hơn nữa, họ cũng không còn lợn để bán…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục