(HBĐT) - Về đồng đất huyện Kim Bôi, bên cạnh màu xanh của lúa, ngô còn có diện tích rất lớn trồng các loại rau. Rau được trồng hầu như quanh năm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân. Nhờ lợi thế về giao thông, điều kiện canh tác, vùng sản xuất rau tập trung đã và đang hình thành tại các xã: Vĩnh Đồng, Hạ Bì, Nam Thượng, Vĩnh Tiến, Tú Sơn…


Hợp tác xã nông nghiệp Hạ Bì (Kim Bôi) chuẩn bị rau giống phục vụ sản xuất rau an toàn.

 

Theo thống kê của phòng NN & PTNT huyện, tổng diện tích trồng rau toàn huyện chiếm trên 2.500 ha, phân bố ở 27 xã. Năng suất rau trung bình đạt 174,1 tạ/ha, sản lượng đạt 44,454,6 tấn. Các loại rau lấy quả được trồng nhiều nhất với diện tích chiếm 44,6%, gồm: dưa chuột, bí xanh, bí đỏ. Các loại rau lấy lá chiếm 43,5%, gồm rau muống, cải các loại và một số rau khác. Các loại rau lấy củ, rễ, thân chiếm 11,9%. Tuy nhiên, do được trồng với diện tích manh mún và nhỏ lẻ ở các điểm, chưa có sự quản lý về chất lượng nên việc tiêu thụ rau chủ yếu trong huyện. Ngoài một số ít diện tích rau lấy quả, củ do các doanh nghiệp đầu tư và thu mua, diện tích còn lại do nông dân tự sản xuất, tiêu thụ.

Đồng chí Khương Minh Trung, Trưởng trạm KN - KL huyện cho biết: Đồng đất nơi đây có nhiều lợi thế về đất phù sa, đất dốc tụ phù hợp để làm rau, đặc biệt tại các xã: Đú Sáng, Vĩnh Đồng, Hạ Bì, Trung Bì, Kim Bôi, Kim Bình, Sơn Thủy… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là sản xuất rau phải tạo ra những sản phẩm an toàn, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và tiêu thụ. Có như vậy sản phẩm do bà con làm ra mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng, khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, lao động, mang về thu nhập cao cho người sản xuất, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của địa phương.

Cũng theo đồng chí Trưởng trạm KN - KL huyện, trên cơ sở các vùng rau tập trung đã hình thành, huyện đang xây dựng vùng rau an toàn có giá trị, thực hành sản xuất theo đúng quy trình, có hợp đồng tiêu thụ và liên kết sản xuất bền vững. Năm 2016, huyện thực hiện xong quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn với 25/27 xã trong vùng quy hoạch, tổng diện tích 1.522,3 ha. Bên cạnh đó, tăng cường tập huấn kỹ thuật và dạy nghề về sản xuất rau an toàn cho nông dân với nhiều hình thức như lớp huấn luyện IPM rau gắn với thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, tập huấn ngắn hạn bổ sung và nâng cao về sản xuất rau an toàn, xây dựng các nhóm nông dân tự chủ, liên kết hợp tác và ý thức trách nhiện trong sản xuất rau an toàn. Hỗ trợ các HTX, tổ hợp tác hình thành các đội chuyên dịch vụ những khâu canh tác chuyên môn cao. Quảng bá rộng rãi kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP cho người nông dân, phổ biến pháp luật tới từng cơ sở và cá nhân sản xuất rau an toàn, thăm quan học tập… nhằm xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trên cơ sở Đề án sản xuất rau an toàn giai đoạn 2016 - 2020, riêng năm 2017, huyện dành kinh phí hàng tỷ đồng khởi động mô hình sản xuất rau an toàn. Theo đó, đến nay đã lựa chọn 4 ha sản xuất rau an toàn tại xã Hạ Bì (2,6 ha), Sào Báy (1,4 ha) với 70 hộ tham gia. HTX nông nghiệp Hạ Bì và HTX nông nghiệp Sào Báy là 2 đơn vị cùng với nông dân tham gia làm mô hình và hình thành chuỗi sản phẩm. Dự kiến trong thời gian tới sau khi hoàn thành lắp đặt hệ thống tưới tiêu, các hộ sẽ tiến hành trồng rau an toàn trên diện tích 4 ha đất lúa. Trong tương lai không xa, diện tích rau an toàn của huyện sẽ đạt 50 ha vào năm 2020, sản xuất rau an toàn dần hình thành nên cách đồng lớn, cho hiệu quả kinh tế hơn hẳn các cây trồng khác.

 

                                                         Bùi Minh

Các tin khác


Đoàn công tác UBND tỉnh làm việc với huyện Lương Sơn về thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

(HBĐT) - Vừa qua, đồng chí Bùi Văn Khánh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện một số sở, ngành ở tỉnh đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn về tình hình thực hiện kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Huyện Lạc Thuỷ trồng rừng đạt trên 95% kế hoạch

(HBĐT) - Năm 2017, huyện Lạc Thuỷ có kế hoạch trồng mới 850 ha rừng. Huyện đã chỉ đạo các xã, HTX gieo ươm trên 2 triệu cây keo giống phục vụ kế hoạch trồng rừng. Đến hết tháng 7, toàn huyện đã trồng phân tán được 22.400 cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây bóng mát; trồng mới 819 ha rừng sản xuất, đạt 95,3% kế hoạch.

TP Hòa Bình: Tháng 7, thu hút vốn đầu tư phát triển ước đạt trên 240 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 7, TP Hòa Bình thu hút vốn đầu tư phát triển ước đạt 240,27 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2016 tăng 27,5%. Chia ra: nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 26,41 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2016 tăng 45,9%; ước tính nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện 213,86 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2016 tăng 25,3%.

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gia cầm ở xã Cao Dương

(HBĐT) - Những năm gần đây, trên địa bàn xã Cao Dương (Lương Sơn) có nhiều gia đình lựa chọn phát triển trang trại chăn nuôi gia cầm. Nhờ đó, nhiều gia đình đã thoát nghèo và trở thành hộ có điều kiện kinh tế khá trong xã.

Khó khăn tăng trưởng thu ngân sách

(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2017 trong điều kiện KT-XH của tỉnh ổn định, có tăng trưởng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tăng trưởng còn ở mức thấp, công tác thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp có chuyển biến nhưng còn hạn chế. Một số doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tình hình nợ thuế còn ở mức cao…

Thanh Nông đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 15/8, tại xã Thanh Nông, UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức Lễ công bố xã Thanh Nông đạt danh hiệu "Xã đạt chuẩn NTM" năm 2016. Đến dự và chúc mừng buổi lễ có các đồng chí là lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và đông đảo bà con nhân dân xã Thanh Nông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục