(HBĐT) - Những năm gần đây, trên địa bàn xã Cao Dương (Lương Sơn) có nhiều gia đình lựa chọn phát triển trang trại chăn nuôi gia cầm. Nhờ đó, nhiều gia đình đã thoát nghèo và trở thành hộ có điều kiện kinh tế khá trong xã.


Mô hình chăn nuôi gia cầm của ông Nguyễn Văn Cường, xóm Quyền Chùa, xã Cao Dương (Lương Sơn) mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Trước đây, chủ yếu người dân trong xã chăn nuôi nhỏ lẻ. Mỗi gia đình nuôi vài chục con gia cầm, việc chăn nuôi chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình, chưa trở thành hàng hóa. Từ năm 2015, xã định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, quy mô lớn hơn. Những mô hình này đang chiếm phần lớn số lượng đàn cầm trên địa bàn. Một số mô hình đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần nâng thu nhập bình quân của xã lên 22 triệu đồng/người/năm.

Chúng tôi đến thăm trại gà của gia đình ông Nguyễn Văn Cường (xóm Quyền Chùa), một trong những hộ thoát nghèo bền vững tiêu biểu trong xã. Trước đây, thu nhập của gia đình ông chỉ trông vào mấy sào ruộng nên kinh tế rất khó khăn. Với quyết tâm thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất quê hương đã thôi thúc ông tìm hướng đi mới phát triển kinh tế. Năm 2015, ông bàn bạc cùng gia đình chuyển đổi hơn 1.000 m2 đất cấy lúa kém hiệu quả sang chăn nuôi. Khi mới bắt tay vào làm kinh tế, vì vốn ít nên ông thực hiện phương châm "lấy ngắn nuôi dài”, vừa làm, vừa học hỏi, rút kinh nghiệm.

Trong quá trình làm kinh tế, ông Cường cũng như nhiều người chăn nuôi khác trên địa bàn gặp không ít khó khăn do thiếu vốn cũng như kinh nghiệm chăm sóc, phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Để có kinh nghiệm, ông dành thời gian tìm hiểu các tài liệu, sách, báo về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, ông tích cực thăm quan các mô hình chăn nuôi có hiệu quả trong và ngoài xã; tham gia các lớp tập huấn do Hội Nông dân xã tổ chức để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh. Do đó, đàn vật nuôi của gia đình ông phát triển tốt, lứa sau cho thu ổn định và cao hơn lứa trước. Gia đình ông thường xuyên duy trì nuôi 1.000 con gà ri lai, 50 con vịt đẻ. Ngoài ra, ông nuôi thêm 25 con dê, 5 con bò thịt; mở rộng thêm 2.000 m2 ao để nuôi các loại cá trắm, chép... Hiện nay, trang trại của gia đình ông cho thu nhập ổn định khoảng 100 triệu đồng/năm.

Chúng tôi tiếp tục đến thăm trang trại nuôi vịt đẻ trứng của anh Nguyễn Thành Nam (xóm Quyền Chùa). Hiện tại, trang trại của anh có trên 500 con vịt, trong đó có khoảng 450 con vịt đẻ và 50 con vịt hậu bị, mỗi ngày anh thu về hơn 250 quả trứng với giá bán hiện tại từ 2.700 - 3.000 đồng/quả. Sau khi trừ chi phí, mỗi ngày anh thu lãi hơn 200.000 đồng. Anh Nam cho biết: "Thời gian đầu, tôi chỉ nuôi 200.000 con, nhận thấy có hiệu quả, tôi đã mạnh dạn tăng số lượng đàn lên 500 con. Đàn vịt đẻ sau khi chọn lọc những quả đủ tiêu chuẩn, tôi đem đến các cơ sở ấp nở để lấy con giống. Những quả còn lại làm trứng thương phẩm”.

Đồng chí Bùi Minh Biện, Chủ tịch UBND xã Cao Dương cho biết: "Trong những năm gần đây, việc chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang chăn nuôi gia súc, gia cầm ở một số hộ gia đình cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Đến nay, trên địa bàn xã có khoảng hơn 70 hộ xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp. Đàn gia cầm toàn xã có trên 50.000 con. Để tiếp tục mở rộng diện tích chăn nuôi, trong thời gian tới, mong muốn các cấp, ngành có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư, giống có chất lượng, xây dựng các trung tâm giết mổ để ổn định chất lượng, đầu ra cho sản phẩm và kiểm soát dịch bệnh, tạo điều kiện cho người dân yên tâm phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương”.

 

                                                                           Hoàng Anh

Các tin khác


Ban chỉ đạo PCI tỉnh kiểm tra tại Cục Thuế

(HBĐT) - Ban chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức kiểm tra tại Cục Thuế tỉnh. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo PCI làm trưởng đoàn.

Ngân hàng bò của Hội CCB huyện Lạc Thuỷ: Giúp nhau thoát nghèo từ 1.000 đồng

(HBĐT) - Từ 1.000 đồng/hội viên quyên góp mỗi tháng, đến nay, Hội CCB huyện Lạc Thuỷ đã mua được 10 con bò giao cho các hộ hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Từ sự giúp đỡ về giống, vốn ban đầu đã có nhiều hộ từng bước thoát nghèo.

Nấm linh chi đỏ từ nông trại hữu cơ Linh Dũng

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện đã có một vài cơ sở sản xuất nấm linh chi – loại dược liệu quý hiếm ở Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ thuộc Sở KHCN, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn), xã Đồng Tâm (Lạc Thủy). Gần đây nhất, tại nông trại hữu cơ Linh Dũng ở xóm Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) cũng đã trồng thử nghiệm loại nấm này. Diện tích nấm vừa cho thu hoạch lứa đầu.

Trên 100 đại biểu được tập huấn về công tác bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Ngày 11/8, Sở TN&MT tổ chức hội nghị tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2017. Tham dự có trên 100 đại biểu là đại diện các sở, ban, ngành liên quan, phòng TN&MT các huyện, thành phố, cùng lãnh đạo và cán bộ phụ trách môi trường của các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Triển khai kế hoạch dự án “Thành lập ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa…”

(HBĐT) - Ngày 10/8, Tiểu Ban quản lý Dự án JICA – SATREPS thuộc UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch dự án "Thành lập ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi bền vững để bảo vệ đa dạng sinh học”.

Kiểm tra sản xuất nông nghiệp ứng phó với đợt vận hành xả lũ hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Sáng ngày 11/8, Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh đã tiến hành kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp ứng phó, hạn chế thiệt hại về thủy sản tại huyện Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục