(HBĐT) - Cho đến thời điểm này, toàn tỉnh đã khởi động 22 chuỗi giá trị. Ngoài chuỗi giá trị đã hoàn thiện là chuỗi rau hữu cơ Lương Sơn, rau su su Tân Lạc có tem nhận diện sản phẩm thì một số chuỗi khác như cá sông Đà TP Hòa Bình và huyện Đà Bắc, thịt lợn TP Hòa Bình và huyện Kim Bôi đang tích cực đảm bảo các điều kiện để tham gia vào chuỗi.
Cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản
và thủy sản kiểm tra việc thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt tại trang
trại ông Đỗ Đức Tuấn – một trong những hộ tham gia chuỗi giá trị tại thôn Gò
Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi).
Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục
Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản cho biết: Kể từ đầu năm đến nay,
nhiều hoạt động thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị được triển khai. Cụ thể,
từ nguồn vốn sự nghiệp bổ sung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng NTM, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
giai đoạn 2017 – 2018 với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng. Hiện các dự án liên kết
sản xuất, tiêu thụ cá sông Đà theo chuỗi giá trị tại huyện Mai Châu, Tân Lạc;
dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá đặc sản sông Đà theo chuỗi giá
trị tại huyện Đà Bắc và TP Hòa Bình; dự án liên kết sản xuất thịt lợn, sản phẩm
thịt lợn theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm tại huyện Kim Bôi và TP
Hòa Bình đang được xúc tiến, kinh phí thực hiện của mỗi dự án là 500 triệu
đồng.
Trong khuôn khổ các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy, Chi cục
Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã hỗ trợ các doanh nghiệp, chủ
cơ sở xây dựng quy trình VietGAP, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về quy
trình thực hành chăn nuôi tốt cho các sản phẩm lợn, cá… và hỗ trợ một phần vật
tư cho sản xuất. Mặt khác, triển khai các chương trình quảng bá, xúc tiến
thương mại. Với sự hỗ trợ trên đã tạo động lực để các tổ chức, cá nhân quyết
tâm xây dựng và thành lập các chuỗi giá trị, chuỗi nông sản thực phẩm an toàn.
Nhiều đơn vị, doanh nghiệp mạnh dạn tăng cường đầu tư vật tư, quy mô sản xuất,
mở rộng cơ sở vật chất sơ chế, chế biến, cửa hàng kinh doanh.
9 tháng năm
2017, Chi cục đã chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng báo cáo kinh tế kỹ thuật, kế hoạch
và tổ chức thực hiện đối với 22 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giai
đoạn 2017 – 2018. Tổ chức kiểm tra, giám sát và cấp giấy xác nhận sản phẩm
chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đối với sản phẩm táo, nhãn, bưởi của huyện
Lương Sơn. Bên cạnh đó, hướng dẫn đảm bảo điều kiện ATTP cho 30 cơ sở, chứng
nhận đủ điều kiện ATTP cho 15 cơ sở. Đơn vị cũng tăng cường kết nối hỗ trợ 13
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông sản thực phẩm của tỉnh
tham gia phiên chợ "Nông sản, thực phẩm an toàn và vật tư nông nghiệp”. Các
hoạt động tuyên truyền, quảng bá khác được quan tâm, nhất là phối hợp tuyên
truyền về thực phẩm sạch an toàn với các sản phẩm cam Cao Phong, cá sông Đà,
rau an toàn Dân Chủ, rau hữu cơ, gà Lạc Sơn, rau su su Quyết Chiến…
Từ nay đến cuối năm, toàn tỉnh sẽ có thêm 2 chuỗi giá
trị được công nhận là chuỗi cá sông Đà TP Hòa Bình, huyện Đà Bắc và thịt lợn của
TP Hòa Bình, huyện Kim Bôi. Các chuỗi giá trị thuộc quản lý cấp huyện như: rau
Kim Bôi, gà Lạc Sơn, gà Lạc Thủy, bưởi đỏ, bưởi da xanh Tân Lạc tiếp tục được
tăng cường phát triển thương hiệu gắn với hình thành vùng sản xuất đảm bảo chất
lượng ATTP.
Bùi Minh
(HBĐT) - Trong 9 tháng năm 2017, toàn tỉnh đã có 43 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, trong đó có 4 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 17,2 triệu USD và 39 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 1.790 tỷ đồng. Hiện trên địa bàn tỉnh có 470 dự án, trong đó, 34 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 488 triệu USD và 436 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 67.027 tỷ đồng.
Bùi Văn Cửu, Phó
Chủ tịch TT UBND tỉnh,Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh.
(HBĐT) - Chi nhánh NHCSXH tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động năm 2003 trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo tỉnh. Trải qua 15 năm phát triển, NHCSXH tỉnh luôn nỗ lực hoàn thành vai trò là một trong những công cụ "đòn bẩy” kinh tế của Nhà nước, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống và nâng cao thu nhập.
(HBĐT) - LTS: Nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách có vốn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống, 15 năm qua, NHCSXH tỉnh đã phối hợp với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, tạo đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Phóng viên Báo Hoà Bình đã có bài phỏng vấn đồng chí Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh.
(HBĐT) - Các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã và đang giúp hàng ngàn hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Lạc Sơn có cơ hội phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Nguồn vốn của NHCSXH là công cụ hữu hiệu, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trong huyện.
(HBĐT) - Dư nợ lớn, không có nợ quá hạn, không lãi tồn và 100% tổ viên có số dư tiết kiệm, luôn đồng hành giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách đẩy mạnh SX-KD, vươn lên thoát nghèo, đó là tiêu chí hoạt động của các tổ TK&VV trên địa bàn huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Năm 2003, từ 2 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ 206.175 triệu đồng. Đến nay, NHCSXH tỉnh thực hiện 15 chương trình tín dụng chính sách, đạt 2.665.956 triệu đồng, quy mô tín dụng tăng 13 lần so với năm 2003, với 106.126 hộ đang có quan hệ vay vốn.