(HBĐT) - Ngày 2/11, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo PCTT & TKCN tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Kim Bôi nghe báo cáo về kết quả công tác khảo sát đánh giá xác định các điểm di dân tái định cư cho các hộ dân bị thiên tai trong đợt mưa lũ vừa qua.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang kết luận cuộc
họp
Theo kết quả khảo sát từ các địa phương,
tại huyện Đà Bắc xác định 200 hộ phải tái định cư, 5 khu TĐC, trong đó có 2
điểm tái định cư phải điều chỉnh, tổng kinh phí dự kiến đầu tư xây dựng 5 khu
TĐC là 186 tỷ đồng. Nếu không làm Nhà văn hoá và đường chỉ rải cấp phối thì
kinh phí giảm còn 142 tỷ đồng. Tại thành phố Hoà Bình có 2 khu TĐC với tổng
kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng là 42,4 tỷ đồng. Tại huyện Kim Bôi, xác
định 2 khu TĐC với tổng kinh phí dự kiến 47,3 tỷ đồng. Quá trình khảo sát, tại
các huyện Tân Lạc, Kim Bôi và thành phố Hòa Bình có một số điểm sạt lở nguy
hiểm cần bổ sung di dân khẩn cấp như Vĩnh Đồng (Kim Bôi), Nam Sơn (Tân Lạc), xã
Hòa Bình (thành phố Hòa Bình).
Sau khi nghe báo cáo từ các địa phương
và ý kiến từ các sở, ngành liên quan, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban
chỉ đạo PCTT & TKCN tỉnh đã phát biểu kết luận: trong điều kiện nguồn lực
có hạn, nhu cầu TĐC lại rất lớn cần tập trung ưu tiên toàn bộ nguồn lực huy
động từ Trung ương, tỉnh, huyện và các đơn vị hỗ trợ, đóng góp, kể cả huy động
một phần nguồn vốn đầu tư công của năm 2018 để triển khai thực hiện đầu tư đối
với 9 điểm TĐC thuộc danh mục cấp bách. Dự kiến, tổng kinh phí đầu tư mỗi điểm
TĐC từ 10 – 12 tỷ đồng, riêng huyện Đà Bắc ưu tiên hơn nhưng không vượt quá 15
tỷ đồng/điểm TĐC. Giao các huyện, thành phố căn cứ vào mức kinh phí dự kiến để
hoàn thiện các thủ tục cần thiết. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố lưu ý về
vấn đề san lấp mặt bằng tại các khu TĐC, chịu trách nhiệm với tỉnh về vấn đề
này và xây dựng đề án, dự án quy hoạch KDC, khu TĐC chống sạt lở. Trước mắt, Sở
Tài chính khẩn trương ứng vốn cho huyện Đà Bắc, Kim Bôi và thành phố Hòa Bình
dự trù khoảng 5 tỷ/địa phương để triển khai ngay các bước đầu tư 9 điểm TĐC cấp
bách. Với những điểm sạt lở vừa rà soát chưa được đưa vào thông báo tình trạng
khẩn cấp của tỉnh, các địa phương cần hoàn thiện sớm các thủ tục để xem xét đưa
vào danh mục.
Bùi Minh
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, kết thúc mùa trồng rừng năm 2017, toàn tỉnh trồng được 7.528 ha rừng tập trung, vượt 5,5% kế hoạch năm. Hiện độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh giữ ổn định ở mức 51,2%.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Ủy ban Ngân sách và Tài chính, đại biểu Quốc hội Hà Nội) chất vấn về tính thống nhất trong các văn bản của Chính phủ về sử dụng nguồn vốn ngân sách dự phòng tại buổi thảo luận ở hội trường chiều 31-10 về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước ba năm quốc gia 2018-2020.
Chiều 31-10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp các nhà đầu tư của Tập đoàn AB InBev (Vương quốc Bỉ).
(HBĐT) - Sáng 31/10, tại Sân vận động xã Cư Yên, UBND huyện Lương Sơn tổ chức Lễ công bố xã Cư Yên đạt chuẩn NTM và kỷ niệm 60 năm ngày tái thành lập xã (14/12/2957-14/12/2017). Đến dự và chúc mừng buổi lễ có đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh và đông đảo bà con nhân dân xã Cư Yên.
Hàng loạt vấn đề "nóng" như áp lực nợ công, bội chi ngân sách, xử lý các dự án thua lỗ nghìn tỷ, giải pháp tăng trưởng...đang được đặt lên bàn nghị sự.
Văn phòng Bộ Công thương cho biết, chiều 30-10-2017, tại Trụ sở Bộ Công thương, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì họp với các đơn vị liên quan để nghe báo cáo về việc kiểm tra và xử lý vụ vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa của sản phẩm khăn lụa Khaisilk.