Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Ủy ban Ngân sách và Tài chính, đại biểu Quốc hội Hà Nội) chất vấn về tính thống nhất trong các văn bản của Chính phủ về sử dụng nguồn vốn ngân sách dự phòng tại buổi thảo luận ở hội trường chiều 31-10 về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước ba năm quốc gia 2018-2020.



Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai trong buổi thảo luận tổ tại kỳ họp thứ 4.

Bà Vũ Thị Lưu Mai cho biết, theo Nghị quyết số 26 về kế hoạch đầu tư công trung hạn, nguồn lực dự phòng của chúng ta là 200 nghìn tỷ đồng, và tại Báo cáo số 468 của Chính phủ trình bày trước Quốc hội ngày 23-10 vừa qua, Chính phủ cũng đã quán triệt quan điểm là do cân đối ngân sách trung ương còn rất nhiều khó khăn, cho nên Chính phủ đề nghị chưa đặt vấn đề sử dụng nguồn ngân sách dự phòng hiện nay.

Tiếp đó, tại Báo cáo số 466 ngày 18-10 gửi Quốc hội về kế hoạch tài chính ba năm, Chính phủ một lần nữa nhắc lại quan điểm chưa sử dụng nguồn lực dự phòng để bảo đảm thực hiện nghiêm Nghị quyết số 25 và Nghị quyết số 26 của Quốc hội. Nghị quyết 25 và Nghị quyết 26 cũng đã quán triệt cụ thể, là dự phòng ngân sách chỉ được sử dụng trong trường hợp nguồn thu ngân sách được bảo đảm và quản lý chặt chẽ, và chỉ sử dụng nguồn lực dự phòng trong những trường hợp cấp thiết bất khả kháng theo quy định của ngân sách.

Tuy nhiên, bà Vũ Thị Lưu Mai cho biết, khác với hai báo cáo trên của Chính phủ, tại tờ trình số 478 ngày 19-10 của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụQuốc hội, Chính phủ có đề nghị được sử dụng 30 nghìn tỷ đồng trong nguồn dự phòng đầu tư công trung hạn cho một số dự án ODA. Tiếp đó tại tờ trình số 496 ngày 23-10 vừa qua về Báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành để phục vụ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, Chính phủ cũng đề nghị sử dụng 18.049 tỷ đồng trong nguồn lực dự phòng này.

"Căn cứ vào các văn bản nêu trên, tôi thấy cùng một vấn đề, cùng một thời điểm, nhưng quan điểm của Chính phủ là khác nhau, nội dung trong một số báo cáo là khác nhau. Và như vậy Quốc hội cũng rất khó xem xét quyết định về sử dụng nguồn vốn dự phòng này. Chính vì thế, để Quốc hội có cơ sở xem xét quyết định về sử dụng nguồn lực dự phòng này, chúng tôi đề nghị Chính phủ làm rõ quan điểm và nhất quán về việc sử dụng nguồn lực này”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nói.

TheoNhanDan

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục