(HBĐT) - Ngày 17/11, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị nhằm xúc tiến thương mại và kết nối hợp tác tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản nổi bật của tỉnh. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội, các sở, trung tâm, chi cục, đơn vị liên quan, cùng nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh đang có hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn và chất lượng.


Hội nghị nằm trong kế hoạch xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản đảm bảo an toàn và có chất lượng nổi bật của tỉnh Hòa Bình hướng tới thị trường Hà Nội. Đây được xác định là thị trường lớn với dân số gần 10 triệu dân và nhu cầu tiêu thụ nông sản thực phẩm rất cao. Trong khi đó, số lượng và tỷ lệ nông sản của tỉnh Hòa Bình được lưu thông trên thị trường này còn hạn chế. Đến nay mới có một số sản phẩm như mía tím, cam, gà đồi, lợn bản địa, dê núi đá, cá lòng hồ... nhưng sản lượng tiêu thụ thấp, mới thâm nhập vào các chợ và siêu thị nhỏ, chưa được mua bán trên sàn giao dịch và các siêu thị lớn. Theo Sở NN&PTNT, ước tính có trên 80% lượng nông sản được tiêu thụ tại thị trường nội tỉnh, do các tiểu thương mua trực tiếp của người sản xuất theo giá cả thỏa thuận, tỷ lệ giao dịch qua hợp đồng hoặc cam kết tiêu thụ sản phẩm rất thấp, tính pháp lý không cao và dễ bị vi phạm.


Đại diện Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội và Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác thương mại của các doanh nghiệp, HTX tham gia hội nghị.



Các đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu các sản phẩm rau hữu cơ của HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến (Tân Lạc).

Tại hội nghị, các đại biểu đã được cung cấp nhiều thông tin quan trọng về tiềm năng sản xuất nông nghiệp của tỉnh, thực trạng tiêu thụ nông sản hàng hóa hiện nay, lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, hiệu quả triển khai các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản... Đặc biệt, hội nghị đã tập trung đánh giá kết quả công tác phối hợp cung cấp sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn và chất lượng của Hòa Bình tiêu thụ trên thị trường Hà Nội, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong thời gian tới.

Qua trao đổi, lãnh đạo Sở NN&PTNT Hòa Bình đã đề nghị: Sở NN&PTNT Hà Nội, đầu mối là Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS Hà Nội tiếp tục giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nổi bật của tỉnh Hòa Bình tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn Hà Nội; đồng thời hỗ trợ các nhà sản xuất, kinh doanh của tỉnh được tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm trên địa bàn Hà Nội, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng của thành phố, giới thiệu các nhà đầu tư của Hà Nội tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh của tỉnh Hòa Bình để tìm kiếm cơ hội hợp tác. Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội đồng ý với đề nghị trên và khẳng định: Hòa Bình có nhiều đặc sản mà người tiêu dùng Hà Nội rất ưa chuộng. Chính vì vậy, trong thời gian tới hai bên sẽ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo môi trường thuận lợi để kết nối người sản xuất với các nhà phân phối sản phẩm, đảm bảo cung ứng ra thị trường những sản phẩm an toàn, chất lượng, có lợi thế cạnh tranh cao.

Trong khuôn khổ hội nghị, các doanh nghiệp và hợp tác xã đã ký kết 10 biên bản thỏa thuận hợp tác cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm: cam Cao Phong, cam Mường Động, bưởi đỏ Tân Lạc, rau su su Quyết Chiến, thịt lợn bản địa, cá tôm Sông Đà sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP...

 

Thu Trang

Các tin khác


Đi đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Tư Thế, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Sơn Thuỷ (Kim Bôi) cho biết: Sơn Thuỷ là xã thuần nông. Những năm trước đây, đời sống của 700 hộ dân trong 5 xóm của xã chủ yếu phụ thuộc vào cây lúa và các loại hoa màu. Do vậy, đời sống kinh tế nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trước thực tế đó, bên cạnh việc tập trung thực hiện tốt công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Đảng bộ xã đã coi trọng, tập trung lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng dân quân xã vững mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức. Đồng thời, xác định rõ đây là đội quân vừa lao động sản xuất, vừa SSCĐ và cũng là lực lượng nòng cốt trong tham gia giữ gìn an ninh nông thôn; nòng cốt trong việc vận động nhân dân cùng thực hiện phong trào cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế gia đình.

15 xã đăng ký về đích NTM năm 2017

(HBĐT) - Năm 2017, toàn tỉnh có 15 xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM, trong đó có 2 xã chuyển tiếp từ năm 2016 và 13 xã đăng ký năm 2017. Đến nay, bình quân tiêu chí NTM của 15 xã đạt 12,46 tiêu chí/xã (trong đó: 1 xã đạt 16 tiêu chí; 3 xã đạt 15 tiêu chí; 1 xã đạt 14 tiêu chí; 3 xã đạt 13 tiêu chí; 2 xã đạt 12 tiêu chí; 2 xã đạt 11 tiêu chí; 1 xã đạt 10 tiêu chí; 1 xã đạt 9 tiêu chí và 1 xã đạt 8 tiêu chí).

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 22.930 tỷ đồng

(HBĐT) - Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong tháng 10/2017 ước đạt 2.110 tỷ đồng; lũy kế 10 tháng ước đạt 22.930 tỷ đồng, tăng 15,11% so với cùng kỳ, thực hiện 85,39% kế hoạch năm. Các sản phẩm chủ yếu trong 10 tháng tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ: Sản lượng điện sản xuất tăng 0,6%; sản lượng điện thương phẩm tăng 8,71%. May mặc, sản phẩm điện tử, gạch tiếp tục tăng cao (tăng từ 13,6 - 37,29%).

Nông dân xã Liên Sơn năng động phát triển kinh tế

(HBĐT) - Cùng với nông dân trong tỉnh, hội viên nông dân xã Liên Sơn (Lương Sơn) năng động thi đua lao động sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình kinh tế mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, đời sống người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đạt 25 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2% (số liệu tính đến tháng 6/2017).

Kiểm tra việc thực hiện tiêu chí giao thông tại huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn

(HBĐT) - Ngày 13/11, đoàn công tác của Sở GTVT đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn kiểm tra việc thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục