(HBĐT) - Ngày 13/11, đoàn công tác của Sở GTVT đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn kiểm tra việc thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Đoàn công tác đi kiểm tra thực tế việc thực hiện các công trình GTNT trên địa bàn xã Cao Răm, Lương Sơn.

Theo báo cáo, đến nay trên địa bàn huyện có 12 xã đã đạt tiêu chí số 2; 2 xã đạt 3 chỉ tiêu của tiêu chí số 2; 3 xã đạt 2 chỉ tiêu và 2 xã đạt 1 chỉ tiêu

Đối với 3 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông đợt này có xã Thanh Lương 100% đường đường trục xã, liên xã; đường trục thôn xóm, đưỡng ngõ xóm được cứng hoá đạt chuẩn; đường nội đồng được cứng hoá gần 70%. Xã Cao Răm chuẩn bị thực hiện cứng hóa 5,5 km đường bê tông xi măng, đường trục thôn xóm, ngõ xóm và giao thông nội đồng theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, UBND huyện hỗ trợ tổng số 800 triệu mua xi măng. Xã Cao Dương đã huy động nhân dân và các mỏ đá đóng góp vật liệu cứng hóa được 3/5,2 km đường giao thông nội đồng.

Năm 2017, nguồn lực để thực hiện tiêu chí số 2 của huyện là 63,1 tỷ đồng. Trong đó: nguồn từ chương trình xây dựng NTM 2,7 tỷ đồng; nguồn ngân sách Tỉnh: 32 tỷ đồng; nguồn ngân sách huyện 25,8 tỷ đồng; nguồn huy động từ nhân dân 2,6 tỷ đồng.

Thiệt hại các công trình giao thông do ảnh hưởng của mưa lũ gây ra trên địa bàn huyện ước 30 tỷ đồng. UBND huyện đã chỉ đạo kịp thời cho khắc phục ngay các công trình bị thiệt hại, đồng thời cho cắm biển báo nguy hiểm tại các vị trí sạt lở, các vị trí cầu, ngầm sung yếu và cho khắc phục đảm bảo thông tuyến không để ách tắc giao thông

Tại buổi làm việc, UBND huyện Lương Sơn đề nghị Đề nghị Sở Giao thông vận tải đề xuất UBND tỉnh, Bộ Giao thông vận tải: sớm cho triển khai Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn giai đoạn 2017-2020; đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường X2, đoạn qua xã Tân Thành; sớm bổ sung, điều chỉnh cống thoát nước ngang đường trên Quốc lộ 6 đoạn qua huyện Lương Sơn; đầu tư xây dựng tuyến tránh thị trấn Lương Sơn đi Cố Thổ (QL21); hỗ trợ kinh phí cho việc khắc phục hậu quả mưa lũ 6 tuyến đường liên xã.

Trong khuôn khổ buổi làm việc, đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế công tác phát triển GTNT tại xã Cao Răm.

* Cùng ngày, Đoàn công tác của Sở GTVT vừa có buổi làm việc với UBND huyện Kỳ Sơn kiểm tra việc thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện.


Đoàn công tác đi kiểm tra thực tế việc thực hiện các công trình GTNT trên địa bàn xã Hợp Thịnh, Kỳ Sơn.

Theo báo cáo, đến nay trên địa bàn huyện có 4 xã đã đạt tiêu chí số 2 là Hợp Thịnh, Mông Hóa,Hợp Thành, Dân Hòa; 3 xã đạt 3 chỉ tiêu của tiêu chí số 2: Phúc Tiến, Dân Hạ, Phú Minh; 2 xã đạt 2 chỉ tiêu của tiêu chí số 2: Độc Lập, Yên Quang.

Năm 2017, nguồn lực để thực hiện tiêu chí số 2 của huyện 2,16 tỷ đồng trong đó phân bổ cho các xã 1,3 tỷ đồng; nguồn huy động nhân dân và các nguồn vốn khác 860 triệuđồng

Đối với xã Dân Hòa phấn đấu về đích NTM năm 2017: 100% đường trục xã, liên xã và đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT; đườngngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, đường ngõ, xóm được cứng hóa 84,51%; đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt 52,92%. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện tiêu chí số 2 từ năm 2011 đến nay đạt 52,074 tỷ đồng.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tuyến đường huyện Hợp Thịnh - Phú Minh - Phúc Tiến bị sạt lở taluy tại Km4+00 và Km5 + 00 và cácngầm trên tuyến bị tràn gây ách tắc giao thông. Một số tuyến giao thông nông thôn trên địa bàn các xã, thị trấn bị ngập tại giao thông gây khó khăn đi lại...Nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản huyện đã huy động phương tiện máy móc và người hót sụt do mưa lũ nhằm đảm bảo giao thông.

Tại buổi làm việc, UBND huyện Kỳ Sơn đã đề xuất với đoàn công tác tham mưu với UBND tỉnh: quan tâm đầu tư các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện để từng bước hoàn thiện tiêu chí số 2; hỗ trợ nguồn kinh phí để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đường huyện, liên xã; tiếp tục triển khai chương trình kiên cố hóa giao thông…

Trong khuôn khổ buổi làm việc, đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế công tác phát triển GTNT tại xã Dân Hoà và Hợp Thịnh.


                                                                         Đinh Thắng

Các tin khác

Không có hình ảnh

Toàn tỉnh phát triển thêm 622 ha cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Theo Báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện tại, toàn tỉnh có 8,08 nghìn ha cây ăn quả có múi, tăng 622 ha so với năm 2016, sản lượng đạt 8,87 vạn tấn. Trong đó cây cam 3.941 ha, diện tích cho thu hoạch 2.082 ha, sản lượng khoảng 5,5 vạn tấn; cây bưởi 3.260 ha, diện tích cho thu hoạch 1.438 ha, sản lượng ước đạt 2,6 vạn tấn; quýt 380 ha, diện tích cho thu hoạch 246 ha, sản lượng đạt 0,44 vạn tấn; chanh 479ha, diện tích cho thu hoạch 347 ha, sản lượng 0,22 vạn tấn).

Huyện Đà Bắc dành 1,5 tỷ đồng xây dựng nhà văn hoá xóm

(HBĐT) - Những năm qua, cơ sở vật chất văn hóa được huyện Đà Bắc chú trọng xây dựng và nâng cấp. Tuy nhiên đến nay, hệ thống cơ sở vật chất văn hóa của các xã còn thiếu thốn. Toàn huyện có 119/163 thôn, xóm (chiếm 73%) có nhà văn hóa nhưng phần lớn chưa đạt chuẩn. Các thôn chưa có khu thể thao đạt chuẩn.

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác

(HBĐT) - Tân Lạc là vùng đất tiềm năng về nông sản, hơn thế 93,49% dân số sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, đất nông nghiệp của huyện chỉ chiếm 14,3% diện tích đất tự nhiên. Bởi vậy, trong những năm qua, huyện đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong sản xuất nông nghiệp.

Ngô đông phủ xanh đồng đất Phú Lương

(HBĐT) - Mặc dù phải chịu những ảnh hưởng của trận mưa lũ lịch sử trong 2 ngày 10 - 11/10, thế nhưng, bà con xã Phú Lương (Lạc Sơn) vẫn miệt mài, không cho đất nghỉ. Gần chục năm trở lại đây, sau khi thu hoạch vụ hè thu, nông dân xã vùng sâu này lại cắt rạ làm vụ đông.

Công bố nhãn hiệu tập thể “Cam Lạc Thủy”

(HBĐT) - Ngày 12/11, huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ công bố đón văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thủy” cho các sản phẩm cam của huyện. Tới dự có đại diện Bộ NN & PTNT, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH & CN), Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Phía tỉnh ta có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam, thường trực HĐND, UBND, lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh và tỉnh lân cận, cộng đồng người trồng cam cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn.

Xây dựng thương hiệu Cam Lạc Thủy, tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Lạc Thủy là huyện vùng núi thấp của tỉnh, tiếp giáp với TP Hà Nội, các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình, rất thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, cây ăn quả. Đặc biệt, huyện có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, nguồn lao động, trình độ thâm canh của huyện thích hợp và là những tiềm năng lớn, phát triển các loại cây ăn quả, cây có múi có giá trị kinh tế cao như: cam, quýt, bưởi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục